Đầu tháng 3/2021, Thủ tướng chính phủ ban hnh Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm mô hình Mobile Money. Dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Theo quy định, thời gian thí điểm dịch vụ Mobile Money là 2 năm; tính từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên đủ điều kiện thực hiện.
Mobile Money là gì?
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, bản chất của Mobile Money là sử dụng thông tin thuê bao di động được định danh để mở tài khoản thanh toán.
Cụ thể, Mobile Money cung cấp cho khách hàng một tài khoản gắn liền với thuê bao di động. Tài khoản này tách biệt hoàn toàn với tài khoản viễn thông và được phép sử dụng để thanh toán tại Việt Nam.
Cách thức tham gia Mobile Money
Nếu muốn tham gia dịch vụ, người dân cần sở hữu SIM chính chủ và đảm bảo thời gian sử dụng thuê bao ít nhất 3 tháng tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng tài khoản Mobile Money. Theo kế hoạch, dịch vụ Mobile Money sẽ được triển khai trên toàn quốc.Cách tham gia như thế nào?
Về cơ bản, Mobile Money là hình thức chuyển đổi tiền mặt sang tiền điện tử với tỷ lệ 1:1. So với các loại hình ví điện tử; điểm khác biệt lớn nhất của Money Mobile là liên kết trực tiếp với thuê bao di động. Ngoài ra, Mobile Money không yêu cầu liên kết với tài khoản ngân hàng, chỉ cần người dùng đáp ứng điều kiện sử dụng SIM chính chủ.
Hiện nay, phần lớn thương hiệu ví điện tử tại Việt Nam có hạn mức giao dịch từ 100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hạn mức giao dịch (bao gồm rút tiền, chuyển tiền, thanh toán) của dịch vụ Mobile Money không được vượt quá 10 triệu đồng/tháng.
Khác với tài khoản ngân hàng, người dùng sử dụng Mobile Money sẽ không được dịch vụ trả lãi khi trữ tiền trong tài khoản. Một số hành vi như cho mượn, thuê, tặng tài khoản đều bị nghiêm cấm.
Người dùng có thể nạp tiền vào tài khoản Mobile Money tại các điểm kinh doanh của đơn vị cung cấp dịch vụ; thông qua thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử của nhà mạng. Ngược lại, người dùng cũng có thể rút tiền thông qua những cách thức trên.
Phương thức hoạt động
Phương thức hoạt động của Mobile Money khá đơn giản. Chủ tài khoản có thể dùng tiền trong tài khoản Mobile Money để thanh toán cho các đơn vị chấp nhận hình thức giao dịch này. Ngoài ra, người dùng có thể chuyển tiền sang tài khoản Mobile Money của người khác trong trường hợp chung một nhà mạng; chuyển tiền sang tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc ví điện tử của nhà mạng.
Mô hình tài chính này đã có mặt từ lâu tại nhiều quốc gia. Theo GSMA, tính đến cuối năm 2019, Mobile Money đã có 290 loại hình giao dịch và được phổ biến tại 95 quốc gia. Với 1,04 tỷ tài khoản được đăng ký, 37,1 tỷ giao dịch; tổng giá trị giao dịch thông qua dịch vụ Mobile Money đã đạt đến con số 690,1 tỷ USD.
Đơn vị nào sẽ cung cấp dịch vụ này?
Theo Quyết định, Thủ tướng chấp thuận cho các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ví điện tử và Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất ; sử dụng băng tần vô tuyến điện tham gia thí điểm. Các công ty con được công ty mẹ cung cấp hạ tầng, mạng lưới; dữ liệu viễn thông, đáp ứng đủ điều kiện nêu trên cũng được phép tham gia.
Các nhà mạng đủ điều kiện tham gia
Hiện nay, các nhà mạng đáp ứng đủ điều kiện tham gia thí điểm dịch vụ Mobile Money là Viettel, VNPT, Mobifone.
Theo báo cáo của TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV; loại hình thanh toán Mobile Money đang có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
Tính đến năm 2019, Việt Nam đang có khoảng 129,5 triệu thuê bao di động. Trong đó, số thuê bao 3G và 4G là hơn 61,3 triệu. Mạng điện thoại di động đã được phủ kín trên toàn quốc.Những con số
Với khoảng 43,7 triệu người dùng smartphone (45% dân số năm 2019), Việt Nam đang nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao (70,3%), tương ứng 68,5 triệu người.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng khoảng 180%. Mặc dù vậy, Việt Nam mới chỉ có 89 triệu tài khoản ngân hàng cá nhân; tương đường với 70% người trưởng thành.
Lợi ích từ mô hình
Theo ông Dũng, nhóm 30% người chưa có tài khoản ngân hàng là những khách hàng khó tiếp cận với ngân hàng và tổ chức tài chính; phần lớn tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Theo Quyết định, quá trình thí điểm dịch vụ Mobile Money sẽ góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời tăng cường việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ; đặc biệt tại những khu vực bị hạn chế về mặt kinh tế, địa lý.
Dịch vụ được kỳ vọng sẽ tận dụng tối đa nguồn hạ tầng, dữ liệu và mạng lưới viễn thông. Qua đó giảm các chi phí xã hội, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động. Đây cũng là cơ hội để cơ quan có thẩm quyền xem xét; xây dựng cũng như ban hành khung pháp lý phù hợp cho dịch vụ này tại Việt Nam.
Nguồn: zingnews.vn