Phải chăng người xem đã quá khắt khe với phiên bản điện ảnh của “Trạng Tí”

Phải chăng người xem đã quá khắt khe với phiên bản điện ảnh của “Trạng Tí”

Bộ phim điện ảnh “Trạng Tí” đang tạo nên một làn sóng gây tranh cãi và vướng phải nhiều lùm xùm xung quanh vấn đề bản quyền và “sạn” trong phim. Từ những nguyên nhân đó, “Trạng Tí” đang gặp phải một cuộc tẩy chay trên mạng xã hội.

Phải chăng khán giả đang quá khắt khe hay bộ phim “Trạng Tí” thực sự có vấn đề ?

Một bộ phim chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng

Bộ phim “Trạng Tí” là một tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng “Thần đồng đất Việt” của tác giả Lê Linh. “Thần đồng đất Việt” là một bộ truyện tranh vô cùng nổi tiếng. Nó đã từng gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ Việt Nam trước đây.

Bộ truyện tranh lấy bối cảnh vào thời Hậu Lê. Truyện kể về câu chuyện cuộc đời của Lê Tí – một trạng nguyên nước Việt – cùng những người bạn thân ở quê là Cả Mẹo, Dần Béo và Sửu Ẹo. Tí vốn là một cậu bé hiếu thảo, ham học, lanh lợi và có trí thông minh hơn người. Nhờ sự xuất chúng đó mà Tí đã trở thành lưỡng quốc trạng nguyên. Cùng với những người bạn Sửu, Dần và Mẹo; Tí đã góp nhiều công trạng trong việc phò trợ vua Lê chống sự xâm lược của giặc Minh.

Một bộ phim chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng

Bộ phim điện ảnh “Trạng Tí” là tác phẩm được “đả nữ” Ngô Thanh Vân cùng với công ty Phan Thị hợp tác sản xuất.

Chính vì dấu ấn sâu sắc của bộ truyện “Thần đồng đất Việt” đối với nhiều thế hệ; đã có rất nhiều sự hồi hộp và mong chờ của khán giả từ khi bộ phim “Trạng Tí” được khai máy với những trailer bắt mắt và thú vị.

Những lùm xùm khiến bộ phim điện ảnh « Trạng Tí » bị khán giả quay lưng

Trục trặc pháp lý về vấn đề bản quyền

Trạng Tí sớm vấp phải làn sóng phản đối gay gắt từ phía cộng đồng fan hâm mộ bộ truyện gốc Thần Đồng Đất Việt (TĐĐV) vì vấn đề bản quyền. Đại diện nhà sản xuất Ngô Thanh Vân liên tục bị tố ăn cắp bản quyền ; do ký kết hợp đồng với phía công ty Phan Thị. Trong khi Phan Thị vốn đã vướng vào lùm xùm tranh chấp bản quyền với cha đẻ bộ truyện họa sĩ Lê Linh. Phim được giới thiệu trong thời gian nhạy cảm. Khiến phim trở thành tội đồ trong mắt người hâm mộ. Làn sóng tẩy chay đã bắt đầu từ đó.

Những lùm xùm khiến bộ phim điện ảnh « Trạng Tí » bị khán giả quay lưng

Kịch bản phim nhiều « sạn »

Scandal bản quyền vẫn chưa được giải quyết, Trạng Tí đã phải đối mặt với làn sóng công kích tiếp. Sau khi trailer phim được ra mắt, fan hâm mộ phát hiện không ít chi tiết bị chỉnh sửa một cách phi lý so với nguyên tác. Điển hình là phân cảnh Tí và các bạn lấy bưởi bằng cách đổ nước xuống … giếng. Chi tiết quá vô lý này đã khiến không ít fan Thần Đồng ngán ngẩm.

Cộng đồng fan tiếp tục nổi sóng vì những cải biên trong phim. Các fan cho rằng những thay đổi đó đã làm mất tinh thần bản gốc. Theo nguyên tác, Tí được minh họa là thông minh tài giỏi, chính trực, thẳng thắn phê phán lũ quan mọt dân. Trong khi đó trong phim, Tí lại bị người làng khinh bỉ, trẻ làng ăn hiếp vì không có cha. Và mục đích của bộ phim trở thành Tí đi tìm cha. Màn lột xác chóng mặt này đã khiến các fan bất bình.

Nhà sản xuất phim “Trạng Tí” phản ứng trước làn sóng tẩy chay

Giải thích và phân trần

Về scandal tranh chấp bản quyền, Ngô Thanh Vân không biết làm thế nào ngoài … phân trần. Cô khẳng định phía ê kíp sản xuất không hề ăn cắp. Đồng thời nhận lỗi không nắm bắt thông tin về vụ kiện với họa sĩ Lê Linh. Cô cũng cho hay đã nhiều lần liên hệ về đề nghị quyền lợi với họa sĩ nhưng bị từ chối.

Lời giải thích của Ngô Thanh Vân tuy có căn cứ nhưng vẫn nhận nhiều phản ứng trái chiều từ phía dư luận. Nhiều fan vẫn cho rằng NSX Trạng Tí đã phạm sai lầm lớn. Việc bị từ chối là kết quả cho việc chỉ liên hệ với cha đẻ khi “ván đã đóng thuyền”.

Nhà sản xuất phim "Trạng Tí" phản ứng trước làn sóng tẩy chay

Sự bao biện và đổ lỗi từ phía nhà làm phim

Tuy gặp rắc rối về bản quyền nhưng có lẽ phần lớn khán giả quyết định quay lưng với Trạng Tí vì cách phản hồi của đạo diễn phim Phan Gia Nhật Linh. Đạo diễn đã chia sẻ trên trang cá nhân như sau.

“Một trong những điều mình không thích ở bộ truyện TĐĐV chính là việc truyện dựa vào nhiều tích dân gian. Trong đó có nhiều mẩu truyện dạy con nít những trò khôn lỏi khôn vặt; ranh mãnh; chứ không bằng trí thông minh để giải quyết vấn đề. Mình không muốn đưa những trò khôn lỏi, khôn vặt đó vào phim; mình muốn đề cao trí tuệ bằng tư duy logic và toán học; đồng thời lên án những trò khôn vặt cũng như cho thấy những trò khôn vặt có thể gây nên hậu quả như thế nào. Hay do các bạn bây giờ vẫn yêu thích những trò khôn lỏi, khôn vặt trong các truyện Trạng nên các bạn phẫn nộ? […] Nếu thế thì phim Trạng Tí thật sự sẽ khiến bạn tức giận nếu bạn là fan của những trò trí khôn của ta đây”.

Chia sẻ trên ngay lập tức đã khiến rất nhiều fan của bộ truyện tức giận. Điều này càng châm ngòi cho các công kích từ dư luận khi phim có nhiều thay đổi so với bản gốc đi cùng với những chi tiết vô lý.

“Trạng Tí” quá tệ hay khán giả quá khó tính ?

"Trạng Tí" quá tệ hay khán giả quá khó tính ?

Mỗi một dự án điện ảnh khi ra mắt đều cần chuẩn bị tinh thần với nguy cơ thất bại. Với Trạng Tí, nguy cơ này càng cao khi phim sớm gặp phải chỉ trích từ dư luận. Công chúng từ xưa đến nay vẫn luôn có nhiều quan điểm trái chiều. Việc bới lông tìm vết, cố vạch ra lỗi không phải hiện tượng lạ. Tuy nhiên, nếu nội dung có chất lượng thật, bộ phim vẫn có thể giành lại sự ủng hộ từ khán giả.

Xin được dẫn lại lời chia sẻ của đạo diễn Charlie Nguyễn, người từng chịu lỗ >20 tỷ vì thất bại phòng vé Người Cần Quên Phải Nhớ.

“Không có nhà sản xuất, đạo diễn nổi tiếng nào trên thế giới không gặp thất bại. Điều này xảy ra đều đặn với mọi người. Tôi luôn nói với cộng sự rằng chúng ta sẽ làm hết sức có thể với dự án. Còn kết quả thế nào là do ông trời tính.

Vì vậy, tôi không quá vui khi phim thành công, nhưng đồng thời không quá buồn nếu phim thất bại. Mỗi thất bại đều cho mình cơ hội học hỏi. Từ đó, tôi có thể làm tốt hơn ở những bộ phim sau. Tôi không nghĩ Người cần quên phải nhớ là một bộ phim tồi tệ. Nhưng nó không đáp ứng được nhu cầu của khán giả”.

Nguồn: mastermedia.vn