Đến tham quan các bảo tàng lưu giữ lịch sử tại Bình Định
Khám phá một địa danh mới khiến bất kỳ ai cũng phải háo hức phải không nào? Ngoài biển đảo ra thì tại Bình Định bạn còn được tham quan các bảo tàng và cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Bên cạnh đó, trải nghiệm uống nước từ giếng cổ nhà Tây Sơn cũng vô cùng thú vị.
Bảo tàng Bình Định
Nơi đây thuộc trung tâm Thành phố Quy Nhơn. Hơn 10000 hiện vật về lịch sửa và văn hóa vùng đất, con người ở đây đã được lưu giữ và trưng bày trong bảo tàng này. Từ thời Chăm Pa, Tây Sơn, những giai đoạn chống Pháp – Mỹ cho đến hiện đại, những cổ vật đó vẫn còn lưu truyền đến ngày nay.
Nơi thu hút khách tham quan là phòng trưng bày văn hóa truyền thống của “đất võ”. Nơi đây gồm không gian tuồng với các tạo hình nhân vật cùng trọn bộ đạo cụ trong diễn tuồng; không gian nghệ thuật hát bài chòi với bộ thẻ chòi 38 thanh gỗ làm thủ công, một số nhạc cụ và hiện vật của các nghệ nhân bài chòi danh tiếng cả nước. Ngoài ra là bộ 18 món binh khí võ cổ truyền Bình Định và hình ảnh ghi lại các thế võ đặc trưng; sản phẩm làng nghề truyền thống địa phương… Đặc biệt, bảo tàng còn trưng bày .
Phần lớn bảo tàng trưng bày bộ sưu tập điêu khắc mỹ thuật Chăm từ thế kỷ 12. Nhiều cổ vật chứng minh mảnh đất này thịnh vượng từ xa xưa.
Bảo tàng Bình Định mở cửa trong thời gian 7h – 11h30 và 13h30 – 17h các ngày trong tuần, trừ thứ Hai. Giá vé tham quan 10.000 đồng/ người.
Nhà thờ Làng Sông
Cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 10 km, nhà thờ trước đây là nơi đặt một trong ba cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Đó chính là nhà in Làng Sông.
Nhà in chưa xác định thời gian xây dựng. Nó từng bị đốt phá và được tái thiết, hoạt động đến năm 1936 thì dời về Quy Nhơn. Căn phòng mới được xây trên nền nhà in cũ. Ngày nay trưng bày tư liệu, bản gốc và bản sao của những ấn phẩm chữ quốc ngữ. Chúng từng được xuất bản tại nhà in Làng Sông thời đó.
Nhà thờ hình thành bên cạnh nhà in. Nơi đây trở thành một trong những trung tâm Công giáo đầu tiên ở nước ta. Công trình hiện tại được xây lại vào năm 1925 – 1927. Trước đây chỉ là nhà tranh vách lá.
Nhà thờ gần trăm tuổi vẻ ngoài đậm chất kiến trúc Gothic châu Âu. Kiểu vòm nhọn và có nhiều cửa sổ. Khuôn viên 2.000 m2 của nhà thờ sở hữu không gian gian xanh mát. Đôi hàng cây sao khoảng 130 tuổi dẫn lối vào chính tòa.
Để tham quan phòng trưng bày, du khách cần liên hệ trước với nhà thờ. Đến nơi sẽ có người hướng dẫn. Nơi này mở cửa vào khung thời gian 7h – 11h30 và 14h – 17h30 các ngày.
Bảo tàng Quang Trung
Tọa lạc trong khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt cách TP. Quy Nhơn 42 km, tại làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn. Bảo tàng trưng bày hơn 11.000 hiện vật có liên quan đến hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và phong trào khởi nghĩa Tây Sơn từ thế kỷ 18.
Ba điểm nổi bật thu hút du khách ở đây là khu điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, giếng nước cổ và cây me di sản. Chúng đều được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1979.
Theo các nhà sử học, khu điện thờ Tây Sơn không đặc sắc ở kiến trúc. Nó nằm ở giá trị lịch sử và nhân văn của công trình. Tương truyền, dù cho nhiều người phá hủy nhà cửa, miếu thờ nhiều lần, người dân địa phương vẫn bí mật xây dựng lại đền, đình trên chính nền nhà cũ của anh em nhà Tây Sơn. Việc này nhằm để tưởng nhớ công lao họ. Cạnh đó là di tích giếng nước cổ được làm bằng đá ong nay còn nguyên vẹn. Đến đây du khách thường múc nước từ giếng để uống hoặc rửa mặt để cảm nhận hào khí linh thiêng.
Trong vườn còn có cây me di sản hơn 200 tuổi do cụ Hồ Phi Phúc, thân sinh ba anh em nhà Tây Sơn trồng. Cây me đã gắn bó với cuộc sống của Tây Sơn Tam kiệt từ lúc sinh ra đến khi dấy binh khởi nghĩa lập nên triều đại Tây Sơn…
Bảo tàng Quang Trung mở cửa trong 7 – 11h30 và 13h30 – 5h sáng. Giá vé 15.000 đồng/ vé.
Thành cổ Hoàng Đế
Trước đây nơi này chính là nơi đóng quân của đoàn quân Tây Sơn. Không lâu sau đó thì nó trở thành kinh đô chính thức dưới thời hoàng đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc. Tòa thành này sở hữu những nét đặc trưng của nền kiến trúc Chăm Pa cổ. Và theo dòng chảy của thời gian, tòa thành vẫn được gìn giữ như một chứng nhân của dòng lịch sử hào hùng thời xa xưa của nơi đây.
Tháp Dương Long
Đây là một trong những di tích tháp Chăm cổ còn sót lại ở Bình Định. Nơi này gồm có 3 tòa tháp được xây dựng cạnh nhau tạo thành một khối kiến trúc mang nhiều tầng ý nghĩa. Cũng giống như các tháp Chăm khác, 3 ngọn tháp này cũng sở hữu những nét tinh xảo trong nghệ thuật điêu khắc, tạo hình của người Chăm. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó đã mang một chút gì đó theo hơi hướng của người Kh’mer.
Nguồn: vnexpress.net