Gốm Bát Tràng niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
Nghề làm gốm là một loại nghề truyền thống của Việt Nam ta. Từ xa xưa đến nay thì gốm vẫn là một nghề hết sức đặc trưng của nước ta. Tuy nhiên mỗi loại gốm lại có một sức hút khác nhau; người nghệ nhân phải biết cách làm sao thả hồn mình vào trong các tác phẩm; có như vậy các sản phẩm gốm mới có giá trị cao. Về mặt kinh tế, có thể nói nhờ việc duy trì các làng nghề mà nhiều nông dân Việt Nam mới không bị thất nghiệp. Trong các thương hiệu gốm của Việt Nam; thương hiệu không thể không nhắc tới đó là gốm Bát Tràng. Một cái tên hết sức quen thuộc với những người sành chơi gốm. Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có chất lượng cao; mà việc phân loại mẫu mã cũng như phân khúc khách hàng rất chuyên nghiệp.
Ngoài hoạt động trong nước thì gốm Bát Tràng còn được biết đến với thị trường nước ngoài. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đều là những sản phẩm của các nghệ nhân lâu đời nổi tiếng. Càng ngày Bát Tràng càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường đồ gốm.
Gốm Bát Tràng
Bát Tràng là làng nghề gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam với khoảng hơn 500 năm tồn tại. Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng rất đa dạng về chủng loại; kích thước; mẫu mã…
Mặc dù họa tiết trang trí ở gốm sứ Bát Tràng có sự lặp đi lặp lại tuy nhiên bằng cách tạo hình; cách thể hiện khác nhau của những nghệ nhân mỗi sản phẩm gốm sứ Bát Tràng luôn mang lại những cảm nhận; những sự thu hút rất riêng. Quy trình làm gốm sứ như thế nào? Có gì khác biệt giữa quy trình làm gốm sứ Bát Tràng?
Để tạo ra được một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh; người nghệ nhân, thợ gốm sẽ thực hiện 8 bước cơ bản. Đây cũng chính là quy trình làm gốm sứ. Các bước trong quy trình làm gốm sứ:
- Chọn đất sử dụng
- Xử lý đất làm gốm
- Tạo hình sản phẩm gốm
- Phơi sấy, sửa hàng mộc
- Trang trí các hoa văn, họa tiết
- Chế tạo men
- Tráng men
- Nung
Dòng sản phẩm gốm Bát Tràng
Dòng sản phẩm gốm tâm linh Gia Tộc Việt do Công ty Cổ phần Bát Tràng Việt Nam chủ trì và phát triển bởi Nghệ nhân Phạm Đạt đã chính thức có hệ thống phân phối tại tỉnh Điện Biên.
Dòng sản phẩm gốm tâm linh Gia Tộc Việt do Công ty Cổ phần Bát Tràng Việt Nam chủ trì và phát triển bởi Nghệ nhân Phạm Đạt đã chính thức có hệ thống phân phối tại tỉnh Điện Biên.
Hưởng ứng chiến dịch” Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”
Hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi để phát huy tinh thần yêu nước; lòng tự hào; tự tôn dân tộc nhằm nâng cao chất lượng; sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Công ty Cổ phần Bát Tràng Việt Nam đã chủ động xây dựng và phát triển thương hiệu gốm tâm linh Gia Tộc Việt; đây là hệ thống đầu tiên được phát triển trên quy mô toàn quốc.
Phát triển dòng gốm tâm linh Gia Tộc Việt
Gốm tâm linh Gia Tộc Việt là thương hiệu gốm men rạn hoa văn đắp nổi độc đáo do nghệ nhân Phạm Đạt phát triển trên cơ sở kế thừa truyền thống của gia tộc có nhiều đời làm gốm tại làng cổ Bát Tràng.
Men rạn được biết đến là một trong những dòng men cổ làm nên thương hiệu của làng gốm từng một thời thịnh hành ở nước ta thế kỷ XIII (thời nhà Trần) với những sản phẩm gốm men rạn nổi tiếng và trở thành biểu tượng cho sự tài hoa của những nghệ nhân đất Việt.
Mục đích mở rộng và phát triển các hệ thống đồ gốm
Theo đại diện Công ty Bát Tràng Việt Nam; việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối gốm tâm linh Gia Tộc Việt tại nhiều địa phương trên cả nước nhằm hướng tới việc phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững gắn liền với quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh đó; đây là một trong những biện pháp thiết thực nhất đẩy mạnh Chương trình phát triển thương hiệu làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn các sản phẩm làng nghề mang đậm nét văn hoá của người Việt.
Ngày 8/10; hệ thống phân phối sản phẩm gốm tâm linh Gia Tộc Việt do Công ty Cổ phần Bát Tràng Việt Nam chủ trì và phát triển bởi Nghệ nhân Phạm Đạt đã chính thức được khai trương tại số 7; tổ 2, phường Nam Thanh (TP. Điện Biên).
Giá trị kinh tế đồ gốm mang lại
Với sự kiện khai trương hệ thống phân phối sản phẩm gốm men rạn hoa văn đắp nổi tại TP. Điện Biên lần này ngoài ý nghĩa quảng bá; giới thiệu tinh hoa của làng nghề truyền thống Bát Tràng; văn hóa của dân tộc mà còn đem lại giá trị kinh tế; thương mại giúp người tiêu dùng Việt Nam tại Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung có cơ hội tiếp cận; lựa chọn được những sản phẩm gốm sứ chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nguồn: tuhaoviet.vn