Triệu chứng khó ngủ ở trẻ em và một số điều cần biết

Triệu chứng khó ngủ ở trẻ em và một số điều cần biết

Khi có con nhỏ, các ông bố bà mẹ luôn luôn tập trung vào chăm sóc bữa ăn giấc ngủ cho con. Bởi lẽ đây chính là hai yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và khôn lớn của con trẻ. Nghe thì tưởng như dễ dàng nhưng thật ra đây cũng là một chuyện vô cùng khó khăn. Trẻ nhỏ thường xuất hiện các tình trạng biếng ăn, hoặc khó ngủ khiến cho bố mẹ vô cùng mệt mỏi, lo lắng. Cũng giống như người lớn, trẻ con cần phải ngủ đủ giấc thì cơ thể mới có thời gian chuyển hóa chất dinh dưỡng và nuôi cơ thể. Nhiều bà mẹ phải đau đầu vì tình trạng giấc ngủ của con mình. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Giấc ngủ quan trọng với trẻ như thế nào?

Khoa học đã chứng minh là giấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. Trong giai đoạn này, trẻ cần phải ngủ để có thể phát triển một cách toàn diện nhất về thể chất cơ thể cũng như trí não. Giấc ngủ đủ giúp trẻ nhỏ có tinh thần tỉnh táo, tạo điều kiện cho các phản ứng nhanh. Trẻ cũng sẽ lanh lợi, thông minh hơn nếu có giấc ngủ ổn định. Không những vậy, giấc ngủ còn đóng vai trò quyết định chiều cao của các con.

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ khó ngủ bố mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn bởi lứa tuổi này các bé cần ngủ nhiều hơn người lớn vì cơ thể của trẻ đang phát triển. Một điều quan trọng để có một giấc ngủ lành mạnh là thói quen đi ngủ đều đặn. Vào cuối ngày, cả cơ thể và tâm trí cần phải được thư giãn và nghỉ ngơi để có thể ngủ ngon.

Chu kỳ tự nhiên của cơ thể khi ngủ và khi thức được gọi là nhịp sinh học. Những giấc ngủ được phân định bởi ánh sáng và bóng tối. Trẻ em bắt đầu có chu kỳ của những giấc ngủ vào khoảng sáu tuần tuổi và chu kỳ này kéo dài từ 3-6 tháng. Bạn nên trao đổi với các bác sĩ nếu bạn thấy con xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Trẻ sơ sinh liên tục quấy khóc
  • Trẻ có vấn đề về hô hấp
  • Trẻ ngáy khi ngủ, đặc biệt là ngáy lớn
  • Thức giấc bất thường
  • Khó ngủ và không duy trì được giấc ngủ, đặc biệt là trẻ thấy buồn ngủ vào ban ngày

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ ở trẻ em

bé ngủ ngày không sâu giấc

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc và duy trì được giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm
  • Trẻ bị đánh thức vào giữa đêm vì gặp ác mộng
  • Hội chứng chân không yên là một rối loạn vận động bao gồm các cảm giác khó chịu ở chân khiến chân di chuyển không ngừng
  • “Bóng đè” thường xảy ra sớm trong đêm. Trẻ bị “bóng đè” sẽ hét lên và tỏ ra đau đớn, mặc dù bé tỉnh táo nhưng không thể cử động như ý muốn. Tuy nhiên, thực chất hiện tượng này có thể giải thích theo khoa học là có thể do con ngủ không đủ giấc, ngủ thất thường, căng thẳng khi ngủ hoặc ngủ trong một môi trường mới
  • Mộng du là việc bé vừa ngủ vừa khóc hoặc cười. Cũng như “bóng đè”, trẻ không biết gì sau khi thức dậy vào ngày hôm sau. Gần 40% trẻ em từ 3 – 7 tuổi bị mộng du
  • Ngáy là một hiện tượng xảy ra khi bị tắc nghẽn một phần trong đường thở. Điều này gây ra tình trạng rung trong cổ họng và tạo ra tiếng ồn
  • Ngừng thở khi ngủ xảy ra khi trẻ ngáy lớn và bị khó thở do đường thở bị tắc nghẽn. Điều này có thể làm trẻ thức giấc nhiều lần

Thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng gì với sức khỏe của trẻ?

Mất ngủ ở trẻ em thường có liên quan tới các vấn đề về sức khỏe. Khi thấy con trằn trọc, khó ngủ hãy đưa trẻ đi khám vì có thể con đang mắc:

  • Lo âu và trầm cảm. Mất ngủ có thể làm tăng sự lo lắng và mức độ cortisol – loại hormone gây ra sự căng thẳng. Các vấn đề về giấc ngủ cũng làm cho các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm trở nên tệ hơn
  • Béo phì. Trẻ bị béo phì có xu hướng gia tăng mô mỡ xung quanh cổ. Từ đó làm tăng áp lực lên đường hô hấp và chặn không khí đi đến phổi
  • Bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu mới được trình bày tại một hội nghị Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) cho thấy ngủ không đủ giấc có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin, một yếu tố gây ra bệnh tiểu đường
  • Các vấn đề về miễn dịch. Ngủ không đủ gây cản trở việc sản xuất interleukin-1, một loại trung gian miễn dịch quan trọng. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể của trẻ chống lại bệnh tật và có sức khỏe tốt
  • Tăng động kém tập trung. Nghiên cứu phát hiện rằng những trẻ thường xuyên ngáy hoặc có vấn đề về giấc ngủ có khả năng bị tăng động kém tập trung gần như gấp đôi những người ngủ ngon. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trẻ em không ngủ đủ giấc là do gặp nhiều vấn đề vào ban ngày

Những điều cần lưu ý để chăm sóc giấc ngủ cho con

Bố mẹ cần thiết lập giờ ngủ cho trẻ và thực hiện nghiêm chỉnh mỗi đêm. Bên cạnh đó, bạn có thể giúp con ngủ ngon bằng các thói quen như tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc đọc một câu chuyện trước khi ngủ.

Khi trẻ đã được một tuổi, hãy cho bé chọn một con búp bê, chăn, thú nhồi bông. Bạn cũng có thể cho con một vật mềm làm bạn đồng hành trước khi đi ngủ.

Bật mí những mẹo giúp trẻ khó ngủ ngon giấc

Bạn đừng nên để tivi hoặc máy tính trong phòng ngủ của con. Hãy cho trẻ ngủ trong phòng tối có nhiệt độ mát.

Không cho trẻ dùng bất cứ đồ uống nào có caffeine cách 6 tiếng trước khi ngủ. Hạn chế lượng caffeine cho trẻ dùng.

Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy bé có các biểu hiện của hội chứng chân không yên hoặc có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ vì đã có phương pháp điều trị rất tốt cho hai tình trạng này.

Hy vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ trằn trọc khó ngủ phải làm sao. Hãy tìm hiểu thật kĩ và chăm sóc cho con mình thật tốt nhé!

Nguồn: hellobacsi.com