Lưu ý 19 dấu hiệu yếu thai mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng

Lưu ý 19 dấu hiệu yếu thai mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng

Nếu đang hoặc chuẩn bị làm một mẹ bầu thì bạn nên lưu ý đến những dấu hiệu bị yếu thai. Việc bị trẻ bị chết lưu, thai nhi phát triển kém, suy thai,… không hề hiếm. Và hầu hết các tình trạng này đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mọi người cần phải phát hiện các dấu hiệu càng sớm càng tốt. Thông qua đó, đội ngũ y bác sĩ sẽ giúp đưa ra những cách khắc phục tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc nhận biết chính xác các biểu hiện không hề đơn giản.

Theo thống kê, hiện tại mẹ bầu có thể nhận biết tình trạng thai yếu thông qua 19 dấu hiệu phổ biến nhất. Đa số đều là những biểu hiện rất bất thường của cơ thể thai phụ. Sau đây GAZ.VN sẽ chỉ rõ các dấu hiệu này nhé!

Ra máu thất thường trong tam cá đầu – Dấu hiệu yếu thai phổ biến nhất

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc ra máu một cách bất thường chính là dấu hiệu yếu thái dễ nhận biết nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu của trường hợp bị động thai. Nghiêm trọng hơn, mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai nên hãy lưu ý dấu hiệu này.

Ra máu bất thường ở tam cá đầu là dấu hiệu yếu thai dễ nhận biết nhất

Khi phát hiện mẹ bầu bị ra máu nhiều bất thường thì nên được đi khám ngay. Như vậy, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi.

Ngứa thường xuyên kèm triệu chứng – Dấu hiệu yếu thai cần đặc biệt lưu ý

Khi mang bầu, phần lớn các chị em đều có thể gặp tình trạng bị rạn da và ngứa. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa xảy ra thường xuyên kèm các triệu chứng khác như vàng da, sốt, tổn thương ngoài da, nước tiêu nhạt màu… thì cần thăm khám kịp thời vì đây có thể là biểu hiện của biến ứ mật dẫn đến tích tụ axit mật trong gan. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu.

Huyết trắng tiết nhiều bất thường – Dấu hiệu yếu thai và viêm tử cung 

Khi mang thai cơ thể sẽ tăng tiết dịch âm đạo do sự thay đổi nội tiết tố. Dịch âm đạo thường có màu trong suốt hoặc trắng ngà, không kèm theo mùi hôi.

Nếu mẹ bầu thấy dịch âm đạo màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm cổ tử cung. Đồng thờ cũng là dấu hiệu thai yếu hoặc tăng nguy cơ sảy thai.

Núm vú không căng – Dấu hiệu yếu thai và sức khỏe mẹ bầu suy giảm

Khi mang thai, phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố, tăng lưu lượng máu khiến ngực bị căng cứng, sưng đau. 3 tháng đầu thai kỳ núm vú của mẹ lớn dần lên, chuyển màu nâu sẫm. Đi kèm cảm giác ngứa da ngực là sự xuất hiện của các vết rạn trên ngực. Nguyên nhân khiến mẹ bị mất cảm giác căng tức vú có thể là do hoại tử villous, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.

Sốt trong quá trình mang thai – Dấu hiệu yếu thai nguy hiểm

Sốt cao khi mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, cảnh báo các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, kèm theo các triệu chứng sốt khác như phát ban, đau khớp… thì cần đi khám ngay bởi nguyên nhân có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… gây điếc bẩm sinh ở thai nhi.

Vú tiết sữa non quá sớm – Dấu hiệu yếu thai dễ nhận biết

Thông thường, bà bầu có thể tiết sữa non sớm từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải tình trạng này kèm triệu chứng đau bụng, chảy máu âm đạo thì cần kiểm tra sức khỏe ngay lập tức. Bởi tình trạng này có thể liên quan tới sự phát triển bào thai, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.

Xuất hiện cơn đau lưng dữ dội – Dấu hiệu yếu thai dễ bị nhầm lẫn

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi mang thai. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển, tạo ra lực trên vùng cột sống và lưng dưới.

Đau lưng quá mực thể hiện sức khỏe thai nhi không tốt

Nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể đây là dấu hiệu cảnh báo thai yếu. Mẹ bầu cần tìm đến bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này.

Thai phụ tiểu ít – Dấu hiệu yếu thai nên nhận biệt sớm

Thai nhi ngày càng phát triển sẽ chèn lên bàng quang khiến mẹ luôn cảm thấy căng cứng và liên tục buồn tiểu. Nếu mẹ cả ngày không đi tiểu hoặc đi quá ít thì không nên chủ quan bởi chúng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Trẻ kém vận động, ít đạp

Sau tuần 28 của thai kỳ, nếu thai nhi đang cử động bình thường bỗng ít đạp, ít hoạt động có thể do bé đang ngủ hoặc mất nước. Tuy nhiên, đây cũng có thể là do dây rốn khiến bé gặp tổn thương nên mẹ bầu nên cẩn trọng.

Thường xuyên đau đầu quá mức

Đau đầu dữ dội trong 3 tháng đầu là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật do huyết áp quá cao. Đây là bệnh lý thai kỳ rất nguy hiểm, nếu mẹ mắc phải sẽ rất dễ bị co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, xuất huyết não gây tử vong… Tiền sản giật nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non, thai chết lưu.  Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật có nguy cơ chậm phát triển so với các bé cùng tuổi.

Thường xuyên bị chuột rút

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng chuột rút do lưu lượng máu kém gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn thì mẹ cần cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì đây rất có thể là dấu hiệu của thai yếu.

Đột ngột hết ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén sẽ giảm dần và biến mất vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất hoặc có thể sớm hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, ở nhiều mẹ bầu, hiện tượng ngừng ốm nghén đột ngột có thể do nồng độ hCG thấp, là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.

Đột ngột hết ốm nghén là dấu hiện đáng quan ngại

Nồng độ hCG thấp

hCG là nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong thời kỳ mang thai. Nồng độ hCG sẽ dao động trong suốt tam cá nguyệt và đạt cao nhất trong tuần 9 – 16 của thai kỳ.

Mức hCG sẽ khác nhau ở mỗi bà bầu và tùy theo từng cá nhân. Tuy nhiên, sảy thai, không có phôi thai (trứng trống), mang thai ngoài tử cung cũng khiến mức độ hCG thấp và trở thành dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm.

Tăng hoặc giảm cân thất thường

Cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ cũng phản ánh nhiều vấn đề nhất định:

  • Nếu mẹ tăng cân chậm có thể thai nhi suy dinh dưỡng.
  • Nếu tăng cân quá nhanh và nhiều thì cần cảnh giác trước nguy cơ tiền sản giật.

Chính vì vậy mẹ bầu cần lưu ý cân nặng khi mang thai.

Nhịp tim thai như kém hoặc không thể nhận biết ở tuần thứ 5

Tim thai nhi bắt đầu đập vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng phải từ tuần thứ 10 thì việc nhận biết tim thai mới dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành có phương pháp thích hợp để theo dõi tim thai nhi. Trong nhiều trường hợp do thai nhi thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai việc đo nhịp tim thai bị thất bạn. Khi đó bác sĩ có thể gợi ý mẹ bầu đo tim thai vào lần khám tiếp theo.

Khó phát hiện hoặc không thể nghe nhịp tim thai nhi là dấu hiệu thai nhi yếu.

Nếu tim thai không đập, đập yếu có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung

Mẹ bầu gặp phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) sẽ có các triệu chứng như:

  • Khó thở.
  • Lượng đường trong máu tăng.
  • Nhiệt độ cơ thể…

Đây cũng là dấu hiệu thai yếu khá rõ ràng, kích thước em bé trong bụng nhỏ hơn 10% so với tuổi thai.

Nguyên nhân có thể đến từ những bất thường của nhau thai. Việc này sẽ ngăn cản bé nhận chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra còn một số vấn đề khác liên quan đến thận, thiếu máu và mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

Vị trí nhau thai bị thay đổi

Tình trạng nhau thai đổi vị trí cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai yếu. Nếu nhau thai bong khỏi tử cung sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Do vậy, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra vị trí của nhau thai.

Bị đau buốt khi đi tiểu

Đau khi đi tiểu, tiểu buốt là những dấu hiệu viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang mà mẹ bầu có thể mắc phải. Điều này đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non, lưu thai…Chính vì vậy, bà bầu cần giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về việc dùng thuốc điều trị.

Kích thước tử cung thay đổi ít

Chiều cao của tử cung trong thai kỳ giúp đánh giá thai nhi trong tử cung có phát triển bình thường hay không. Bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung. Thông quá đó biết được chiều cao của cổ tử cung. Sau tuần 16, độ dài của bề cao tử cung sẽ trùng với tuổi thai.

Trường hợp bề cao tử cung không đạt cho thấy thai kỳ của bạn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể quá nhiều – quá ít nước ối, thai ngôi mông. Điều này cho thấy thai nhi có thể không phát triển đúng chuẩn. Và việc này cũng là dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm.

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu gặp bất kỳ thay đổi bất thường nào của cơ thể thì cần tới gặp bác sĩ ngay; để được thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm đến cả mẹ và bé.

Những việc mẹ bầu nên thực hiện khi mang thai

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu phải hết sức cẩn thận. Đặc biệt đối với những việc nên tránh và nên thực hiện dưới đây:

Những việc mẹ bầu cần tránh

Việc dưỡng thai cực kỳ khó khăn và để thai kỳ được khỏe mạnh, mẹ cần:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học. Đồng thời bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Điển hình như sắt, canxi, axit folic, dha, vitamin B1, magie…
  • Không ăn đồ tái sống, lên men, đồ dễ gây co bóp tử cung, ngộ độc…
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
  • Nghỉ ngơi và vận động hợp lý, tránh làm việc quá sức, vận động mạnh.
  • Không thức khuya.
  • Tránh quan hệ vợ chồng nhiều lần trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
  • Khám thai đầy đủ theo lịch của bác sĩ chỉ định.

Những việc mẹ bầu nên thực hiện

Đồng thời, để dưỡng thai khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất là vô cùng quan trọng. Dưới đây là gợi ý cho bà bầu:

  • Sắt: Là thành phần quan trọng của máu, giúp cung cấp đến mẹ bầu và vận chuyển oxy cho thai nhi. Chúng là một trong những thành phần của hệ miễn dịch. Chính vì vậy thiếu sắt có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm, làm thai suy yếu, thậm chí dẫn đến sảy thai hay thai lưu,…
  • Acid Folic: Cần bổ sung để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, đảm bảo sự phát triển của thai nhi được khỏe mạnh.
  • Canxi: Vô cùng quan trọng với hệ xương khớp của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ.
  • Omega 3: Với DHA và EPA giúp thai nhi phát triển trí não vượt trội.
  • Vitamin A, B1, B6, B12, E, C, K,… cùng khoáng chất như Magie, kẽm, đồng, kali,… đều cần thiết, quan trọng với sự phát triển toàn diện của thai nhi mà mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ.

Nguồn: hongngochospital.vn