Tâm sự của Hiền Hồ về dòng nhạc buồn

Tâm sự của Hiền Hồ về dòng nhạc buồn

Tham gia showbiz Việt với sự nghiệp ca hát chưa được 3 năm, Hiền Hồ – Á quân cuộc thi Giọng hát Việt 2017 – việc liên tục theo đuổi phong cách dòng nhạc buồn với những bản phối có đầu tư cùng giọng hát ngọt ngào đã mang lại thành công cho cô và giành được nhiều bản hit.

Khi xem nữ ca sĩ Hiền Hồ qua game show, khán giả sẽ rất yêu thích. Chính vì sự dễ thương và hóm hỉnh của cô, nhiều người cho rằng cô là một người lạc quan và luôn yêu đời. Tuy nhiên, khi nghe những sản phẩm âm nhạc mà Hiền Hồ thể hiện, người ta không khỏi ngạc nhiên về con người khác của cô. Hầu hết các ca khúc của nữ ca sĩ xinh đẹp và tài năng này đều là những bản nhạc với giai điệu trầm gợi cảm giác buồn mang mác.

“Nghệ thuật là món ăn tinh thần. Một số người lại thích sự vui tươi, rộn ràng trong giai điệu âm nhạc, nhưng nhìn chung thì hầu hết mọi người đều thích nhạc buồn. Trên khuôn mặt tôi hiện lên một nỗi buồn sâu thẳm, mặc dù trong lòng tôi không buồn lắm”, ca sĩ Hiền Hồ không ngại chia sẻ khi mình theo đuổi phong cách nhạc ballad.

Vì sao lại chỉ là nhạc buồn?

Hiền Hồ bắt đầu tham giá showbiz Việt năm 23 tuổi

Đầu tiên là vì trên thị trường có nhiều âm nhạc vui nhộn; trending, giai điệu bắt tai dễ nhớ rồi. Bản thân là người không quá thích theo số đông. Hiền Hồ chọn đi ngược lại với xu hướng là nhạc buồn. Nữ ca sĩ muốn chứng minh rằng nhạc buồn cũng có thể “đi vào lòng người”.

Là một cô gái sống nội tâm; cùng với chất giọng ngọt ngào da diết. Hiền Hồ tin rằng mình có thể truyền tải cảm xúc sâu lắng nhất. Khán giả sẽ cảm nhận được và nhớ mãi. Khi người ta đã vui nhiều rồi; cần những khoảng trầm thì biết tìm đâu? Và Hiền Hồ quyết định mình là người thực hiện điều đó; bằng những bản tình ca buồn.

Lí do phụ nữa là Hiền Hồ thấy khuôn mặt và nét diễn xuất của mình hợp với vai buồn. Vì thế nữ ca sĩ đã chọn trung thành với dòng nhạc này. Ít nhất là đến thời điểm hiện tại những ca khúc buồn của Hiền Hồ vẫn nhận rất nhiều sự ủng hộ nên cô cứ tiếp tục; đơn giản thế thôi.

Hát buồn bã, tự sự ở tuổi 23

Năm 23 tuổi Hiền Hồ đã tạo bài hit Rồi người thương cũng hóa người dưng

Tạo bản hit năm 23 tuổi

Ở tuổi 23, sự nghiệp Hiền Hồ khá ấn tượng với các ca khúc hit Rồi người thương cũng hóa người dưng, Em ngày xưa khác rồi; Yes I Do, Có như không có, Đừng nói tôi điên, Cần xa… Cô cũng rất có duyên với YouTube khi các sản phẩm đều có lượt xem từ hàng chục triệu đến hơn 100 triệu. Hầu hết ca khúc có giai điệu quen tai và thịnh hành trong giới trẻ.

Thành công đó đến từ cách làm việc kỹ lưỡng và chăm chút của Hiền Hồ cho từng sản phẩm, cộng với tư duy âm nhạc hiện đại của một người trẻ; dù ở thể loại ballad hay nhạc dance. Cô từng mất từ nửa năm đến một năm cho mỗi bản thu ưng ý.

Màn lột xác thành công qua ca khúc “Gặp nhưng không ở lại”

Mới nhất, cô ra mắt ca khúc Gặp nhưng không ở lại do nhạc sĩ Vương Anh Tú (Em ngày xưa khác rồi) sáng tác. Ca khúc lấy cảm hứng từ những cuộc chia ly trong cuộc đời, những cuộc gặp gỡ cuối cùng luôn để lại tiếc nuối.

"Gặp nhưng không ở lại" mang lại thành công lớn cho Hiền Hồ

Nhạc sĩ nhận xét: “Với ca khúc mới; Hiền Hồ gần như lột xác về giọng hát. Qua thời gian, giọng ca của cô ấy thay đổi và âm nhạc của tôi cũng thay đổi”. Bài hát có nhiều câu nhẹ nhàng; chạm vào tâm trạng của người nghe. Giọng hát của Hiền Hồ giàu trải nghiệm hơn trước và đậm chất tự sự.

MV Gặp nhưng không ở lại do Kawaii Tuấn Anh đạo diễn; ra mắt vào tối 25-11. Đây là sản phẩm được đầu tư lớn nhất của cô từ trước tới nay; dài hơn 10 phút với bối cảnh ở Đà Lạt. Êkip thực hiện lên đến 200 người và có hơn 100 diễn viên phụ trong MV. Riêng Hiền Hồ đảm nhận vai chính khá có sức nặng: một nữ y tá thời chiến bị bỏ rơi trong tình yêu.

Để lấy cảm xúc diễn các cảnh khóc; Hiền Hồ nghĩ đến những chiến sĩ bị thương hoặc hi sinh trong chiến tranh. Cô bị ám ảnh bởi bi kịch của nhân vật nên mất hai tuần mới thoát vai sau khi hóa thân.

Cứ cống hiến, sẽ được đền đáp xứng đáng

Hiền Hồ cho rằng cống hiến vì nghệ thuật là điều nên có đối với nghệ sĩ

Hiện tại, Hiền Hồ là người thành công bậc nhất về mặt thị trường trong số những giọng ca bước ra từ Giọng hát Việt 2017. Cô đầu tư mạnh cho các sản phẩm; đặc biệt là sản phẩm mới nhất; vì biết cho đi nghĩa là nhận lại.

Cô chia sẻ: “Đi làm được bao nhiêu, tôi đều để dành tiền làm sản phẩm. Những năm qua; tôi đi diễn cật lực và cống hiến cho nghệ thuật hết mình. Cả bộ quần áo tôi đang mặc trên người đều là nhờ nghệ thuật mà có.

“Tôi biết ca khúc của mình mang tới năng lượng buồn bã. Nhưng nếu ai cũng muốn chạy theo xu hướng vui thì còn ai hát về những góc khuất, những nỗi buồn đây? Tôi muốn mình là người thể hiện những ca khúc như vậy, những góc khuất mà ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó.

Khi tôi làm nghệ thuật, thứ tôi muốn mang lại cho khán giả là những ca khúc khiến họ yêu thích. Cống hiến nghệ thuật, tình yêu của khán giả mang lại cho tôi tiền bạc. Tiền bạc đó lại đầu tư cho sản phẩm. Tôi biết nguyên tắc rằng mọi thứ sẽ đến với mình rất tự nhiên và không phải lo nghĩ quá nhiều”.

Ballad vẫn là thể loại không thể thay thế?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhạc Rap ở thị trường nhạc Việt trong năm 2020 là điều rất rõ ràng. Khi sân chơi cho Rap trên truyền hình đang được quan tâm đặc biệt; khán giả yêu nhạc biết rằng thời gian này; các ca khúc nhạc Rap sẽ xuất hiện nhiều hơn; được quan tâm hơn. Thậm chí phần thi của những thí sinh tham gia các cuộc thi về Rap cũng trở thành sản phẩm âm nhạc nổi bật.

Nhưng vị trí No1 của Hiền Hồ chính là lời khẳng định cho việc, với V-pop, ballad vẫn là thể loại không thể thay thế dù cho xu hướng nào đang mạnh mẽ và được ưa chuộng đi chăng nữa.

Nguồn: Tuoitre.vn