Phòng bệnh tay chân miệng cho bé khi thời tiết sang thu

Phòng bệnh tay chân miệng cho bé khi thời tiết sang thu

Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi thời tiết thay đổi sang thu, nhiệt độ và độ ẩm giảm dần. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các loại vi rút phát triển. Đặc biệt là mùa thu là lúc thời tiết vừa chuyển từ nóng sang se lạnh, cơ thể ta chưa kịp thích nghi. Đây là nhược điểm dễ khiến cho vi rút tấn công.

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Vì vậy, thời điểm mùa thu là lúc chúng dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Một trong những căn bệnh nguy hiểm mà trẻ thường hay gặp nhất chính là bệnh tay chân miệng. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vậy bố mẹ nên làm gì để phòng tránh căn bệnh này cho con mình? Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu bệnh tay chân miệng là gì và cách phòng bệnh cho bé. Mời các bạn cùng tham khảo nhé !

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Nó thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu. Bệnh có các triệu chứng khá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ rất mau khỏi bệnh.

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh do vi rút gây ra các chấm đỏ ở tay, chân và miệng. Thỉnh thoảng xuất hiện ở cả trên mông và chân. Những chấm đỏ thường khiến cho sinh hoạt hằng ngày của bé bị hạn chế. Khi vỡ ra, các vết thương này còn gây lở loét rất đau đớn cho bé. Bệnh thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh và trẻ em vì hệ miễn dịch yếu, nhưng cũng có thể diễn ra ở người lớn.

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh do vi rút gây ra các chấm đỏ ở tay, chân và miệng.

Nguyên nhân gây ra bệnh này là do nhóm virut đường ruột tên là Enterovirus. Chủng thường gặp nhất là Coxsackie A16, tuy nhiên, một số chủng virus Coxsackie nhóm A khác (A4-A7, A9, A10) hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Một loại virus khác ít phổ biến hơn là enterovirus 71. Bệnh nhân bị nhiễm loại virus này có thể gặp các biến chứng hiếm gặp như viêm màng não, co thắt cơ tim,…

Vi rút này lan truyền rất mạnh trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt xì hơi. Vi rút còn theo phân người đi ra ngoài, nếu người bệnh đi vệ sinh và không rửa tay cẩn thận có thể lây nhiễm vi rút cho người khác, hoặc lây nhiễm vi rút vào những vật dụng mà họ chạm vào.

Trẻ bị tay chân miệng thường có dấu hiệu gì?

Sau khi bé nhiễm vi rút 3 – 6 ngày – giai đoạn ủ bệnh, cơ thể bé sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh như mệt mỏi, đau họng, biếng ăn và sốt cao từ 38 – 39 độ C. Sau đó 1 – 2 ngày, những đốm ban nhỏ màu đỏ (2 mm-3 mm) nhanh chóng phát triển thành các mụn nước nhỏ xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và khoang miệng.

Trẻ thường bị sốt khi mắc tay chân miệng

Những vết mụn đỏ này có thể vỡ ra rất nhanh tạo nên các vết lở loét, rất đau rát. Sau đó ở vết thương sẽ đóng vảy cứng và hồi phục dần trong khoảng 7 – 10 ngày.

Một số phương pháp chữa bệnh cho trẻ

Bệnh tay chân miệng thường là nhẹ và không quá nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên mẹ vẫn phải chú ý vì bệnh dễ trở nặng. Nếu không được phát hiện và chăm sóc đúng cách sẽ nghiêm trọng hơn. Nhiều trẻ mắc bệnh nhưng ít sốt, chỉ nổi ban, lở miệng… nên mẹ vô tình bỏ qua các triệu chứng, đến ngày thứ 3, thứ 4 bệnh vào giai đoạn nặng sẽ nguy hiểm.

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh này, nhưng dễ gây biến chứng nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Một số dấu hiệu cho thấy bệnh có thể đang gây biến chứng như sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình giữa đêm (giật mình 2 lần trong 30 phút thì nên đến ngay bệnh viện), run tay chân, khó thở…Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng, mẹ cần đưa con đến bác sĩ hoặc bệnh viện để kiểm tra ngay và có cách điều trị kịp thời.

Điều trị triệu chứng

Hiện nay không có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, cách đẩy lùi bệnh duy nhất là điều trị triệu chứng đi kèm với bệnh. Bạn cần thực hiện các cách điều trị sau:

– Cho bé uống thuốc giảm đau và hạ sốt.– Sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn.

– Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có gây ra lở loét khoang miệng làm cho bé ăn uống hạn chế và cảm thấy không ngon miệng. Vì thế, nhiệm vụ của mẹ sẽ khá là khó khăn khi phải “dụ dỗ” bé ăn uống đầy đủ. Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ mới giúp bé mau chóng lành bệnh. Các mẹ nên cho bé ăn thức ăn mà bé thích và ăn các loại thức ăn giàu protein được xay nhuyễn để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé và kích thích khẩu vị tốt hơn.

Cần làm gì để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em

Chúng ta vẫn chưa một loại vắc xin nào phòng bệnh tay chân miệng, vì vậy, việc các me có thể làm để tránh con khỏi căn bệnh là giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và các sinh hoạt khác hằng ngày. Cụ thể là:

– Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng, cho cả mẹ và bé đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng

– Thường xuyên làm sạch các bề mặt mà bé thường tiếp xúc, bao gồm cả đồ chơi.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc gần với người bị tay chân miệng.

– Cho bé uống đủ nước hằng ngày

Đọc thêm một số bài viết khác tại đây để có thể chăm sóc con khỏe hơn mỗi ngày.

Nguồn: beyeume.vn