Lưu ngay một số điều quan trọng mẹ cần biết để chăm sóc trẻ biếng ăn

Lưu ngay một số điều quan trọng mẹ cần biết để chăm sóc trẻ biếng ăn

Trẻ em là những đối tượng đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện cơ thể. Vì thế nên việc dạy dỗ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em luôn luôn là vấn đề được quan tâm. Bất kể một bà mẹ nào cũng mong muốn chăm sóc con mình thật cẩn thận. Nhìn thấy con khôn lớn và phát triển hơn mỗi ngày. Thế nhưng điều đó tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng khó. Đặc biệt là đối với các bà mẹ có con trẻ biếng ăn. Trẻ biếng ăn là nỗi rầu của bao người mẹ. Bởi việc này ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và phát triển thể chất sau này của chúng.

Nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ nhỏ

 Thật ra thì biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng này càng dễ thấy hơn đối với những trẻ trong độ tuổi từ 1 – 6. Thường thì sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ nhỏ cũng giảm dần. Vì vậy cơ thể cần hấp thụ ít chất dinh dưỡng hơn, dẫn đến lượng thức ăn ít hơn. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.

Thế nhưng biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ như:

– Trẻ bị bệnh: ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa…

– Tâm lý:

  • Trẻ ham chơi, dẫn đến quá “bận rộn” để ăn.
  • Trẻ xa mẹ hoặc bị thay đổi môi trường sống.
  • Trẻ sợ ăn do bị ép ăn lâu dài hoặc từng bị tổn thương đường tiêu hóa (hóc, sặc). Đây là nguyên nhân gây biếng ăn rất khó để điều trị.

– Chế độ ăn không phù hợp: ăn lặt vặt quá nhiều, uống nhiều sữa…

– Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn.

– Thiếu vận động.

Các nguyên nhân có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Hạn chế ăn vặt trước bữa ăn chính

Trẻ lười ăn lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất. Điều đó làm cha mẹ rất lo lắng không biết làm cách nào để con ăn ngon miệng hơn. Chăm sóc trẻ lười ăn đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn của cha mẹ, bởi khi con không hứng thú với đồ ăn thì dù có ép cũng không mang lại hiệu quả.

Hạn chế ăn vặt trước bữa ăn chính

Với trẻ nhỏ, những đồ ăn vặt thường hấp dẫn hơn so với các món ăn chính. Và nhiều cha mẹ lại đang vô tình chiều theo sự hứng thú này của con. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ mất đi cảm giác thèm ăn và không cảm thấy đói. Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn vặt trước các bữa ăn chính.

Ăn vặt với những đồ ăn chất lượng thì sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu ăn vặt sai cách sẽ khiến trẻ trở nên chán ăn. Bởi vậy, hãy hướng dẫn trẻ ăn vặt đúng cách, tránh việc ăn quá sát thời gian của bữa ăn chính.

Cho con ăn vừa đủ

Theo Trưởng khoa dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Hậu – Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết: “Nếu ép ăn quá, bé sẽ phản kháng lại. Điều này vô tình gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý, không tốt cho việc phát triển của con”. Ngoài ra, khi bị ép buộc đồng nghĩa với việc trẻ ăn một cách thụ động, khó nhọc. Và không theo nhu cầu nên sẽ ăn uống rất uể oải. Việc này khiến trẻ ít nhai dẫn đến việc thức ăn thô còn nhiều. Các cơ quan tiêu hóa sẽ phải làm việc nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao trẻ đau dạ dày khi còn ít tuổi.

Nói về điều này, bác sĩ Bùi Thu Hương, công tác tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ. Phụ huynh thúc ép trẻ ăn nhiều tạo cho trẻ cảm giác căng thẳng, ăn không ngon, khiến bé luôn rơi vào trạng thái lo lắng mỗi bữa ăn, dễ dẫn tới những cơn đau bụng tăng dần.

Thiết kế thực đơn đa dạng theo sở thích của bé

Thiết kế thực đơn đa dạng

Hãy thay đổi các món ăn hàng ngày để bữa ăn của trẻ phong phú. Đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng, kích thích trẻ ăn ngon. Ngoài ra, nếu có thời gian nhiều hơn, cha mẹ hãy trang trí món ăn hấp dẫn, nhiều màu sắc để con hào hứng, thích thú khi ăn.

Để con ăn ngon miệng, hấp thu tốt, cha mẹ nên lên thực đơn cụ thể. Hãy chiều theo tâm sinh lý và mong muốn của con. Trong đó phải bao gồm các nhóm thức ăn cần thiết như: Carbohydrate (tinh bột), chất đạm, chất béo, nhóm vitamin khoáng chất, nhóm sữa và chế phẩm sữa.

Hãy để con tập trung vào bữa ăn

Hãy để con tập trung vào bữa ăn

Nhiều cha mẹ có thói quen vừa cho con ăn vừa cho xem điện thoại. Tuy nhiên, TS. Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, việc cho trẻ vừa ăn vừa xem TV, điện thoại gây ra rối loạn hành vi ăn uống ở trẻ. Con sẽ mải mê xem điện thoại nên ăn rất chậm. Hơn nữa, nếu cho con xem điện thoại trong thời gian dài sẽ hình thành nên một thói quen xấu đó là không có điện thoại con sẽ không chịu ăn. Vì vậy, ngay từ đầu hãy tập cho con tác phong ngồi ăn nghiêm túc, tập trung cho bữa ăn

Khéo léo trong lúc cho con ăn

Khi trẻ không chịu ăn sẽ gây ra tâm lý chán nản. Nếu cha mẹ còn nổi nóng, quát mắng làm con sợ hãi. Khi đó phản ứng của con không phải tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ mà là quấy khóc. Vì vậy, thay vì quát mắng con, cha mẹ nên kiên nhẫn, tạo không khí vui vẻ khi cho con ăn. Đừng để mỗi bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh của con.

Hãy xem con là một đứa trẻ cần được nâng niu và dạy dỗ nhẹ nhàng. Mỗi đứa trẻ có một tính cách, cảm xúc riêng vì vậy cha mẹ không nên tuân thủ những quy tắc cứng nhắc khi cho con ăn. Nếu con không chịu ăn đừng vội trách phạt, nhưng cũng đừng khen ngợi con quá mức nếu thấy con ăn ngon miệng. Hãy để con hiểu rằng ăn uống là đặc quyền của con, con ăn nhiều mới có đủ sức khỏe để vui chơi, để cao lớn chứ không phải làm hài lòng cha mẹ. Nếu bạn cảm thấy không vui khi trẻ không chịu ăn, cũng đừng bao giờ thể hiện điều đó trước mặt trẻ.

Đưa trẻ đi khám định kỳ

Theo bác sĩ Thu Hậu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến biếng ăn, trong đó có yếu tố bệnh lý. Vì vậy, nếu trẻ biếng ăn trong thời gian dài cha mẹ nên cho con đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Không nên chần chừ bởi trẻ lười ăn có thể dẫn đến tình trạng bị suy dinh dưỡng. Đồng thời, phụ huynh sẽ được tư vấn về những phương pháp chăm sóc trẻ lười ăn hiệu quả và một số sản phẩm kích thích ăn ngon cho con yêu của bạn.

Đưa trẻ đi khám định kỳ

Chăm sóc trẻ lười ăn sẽ trở nên đơn giản hơn khi cha mẹ hiểu rõ về thói quen ăn uống hàng ngày của con.. Đừng để tình trạng lười ăn của con kéo dài vì điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

Lắng nghe chia sẻ của bác sĩ

Hơn nữa, trẻ lười ăn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém, rất dễ mắc bệnh. Bác sĩ Thu Hậu chia sẻ: “Khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, về lâu dài tác động xấu đến miễn dịch, dần dần dẫn đến cản trở việc phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ. Bé dễ bị ốm và ốm sẽ lâu khỏi hơn các bé khác. Bé có nguy cơ bị thấp còi và mắc những bệnh mãn tính khi lớn tuổi”. Vì vậy bên cạnh việc tìm ra giải pháp giúp con ăn ngon miệng hơn, cha mẹ nên tìm kiếm một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện để yên tâm hơn trước các rủi ro bệnh tật.

Một trong những phương án kết hợp cả hai yếu tố tiết kiệm và chất lượng đó là tham gia bảo hiểm sức khỏe cho con. Khi con có bảo hiểm sức khỏe, tiền viện phí không còn là gánh nặng tài chính với cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ có thể chọn những cơ sở chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho con yêu của mình. Bảo hiểm sức khỏe sẽ là người bạn đồng hành tin cậy trong chặng đường phát triển của con yêu.

Chăm sóc sức khỏe con trẻ là điều mà mỗi người mẹ quan tâm nhất. Cùng đọc thêm một số bài viết để tích lũy thêm kinh nghiệm chăm con cho mình các bạn nhé!

Nguồn: manulife.com