Lượng bán ra cổ phiếu tăng đột biến do diễn biến Covid-19

Lượng bán ra cổ phiếu tăng đột biến do diễn biến Covid-19

Vào ngày 28-1, chúng ta được phen chứng kiến ​​thị trường chứng khoán náo loạn. Đó là do thông tin COVID-19 ra đời khiến tâm lý lo lắng khiến nhà đầu tư thi nhau bán cổ phiếu, cung vượt cầu; làm cho lệnh bán bị “tắc” và giá cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất. Vào ngày hôm đó, chỉ số VN index rơi vào hàng cao nhất thế giới.

Sau khi thông tin về ca nhiễm COVID-19 được lan truyền ra cộng đồng, lập tức tạo ra “cơn cuồng phong” trong thị trường chứng khoán làm cổ phiếu rơi vào tình trạng giá lao dốc. Vào ngày 28 tháng 1, mã cổ phiếu của hơn 500 công ty lớn nhỏ đồng loạt giảm giá kịch sàn. Có thời điểm tất cả các thành viên trong rổ VN30 (30 cổ phiếu lớn nhất sàn chứng khoán tính theo vốn hóa thị trường) đều rớt giá thấp nhất và không có người mua.

Nhiều nhà đầu tư tìm cách bán cổ phiếu bằng mọi cách. Công ty chứng khoán sử dụng tài khoản vượt ngưỡng an toàn để kích hoạt các lệnh bán khống, sử dụng đòn bẩy cao và vay ký quỹ. Nhiều người bị thiệt hại nặng về tài sản và bị “sạch túi”. Khi cung vượt cầu, lệnh bán bị “kẹt”. Theo số liệu của FiinTrade, chỉ tính riêng trên sàn HOSE, trước phiên giao dịch ATC (giá đóng cửa được xác định), có tới 15,663 tỷ đồng đang chờ bán.

Tình hình đầu năm không mấy khả quan

Áp lực bán quyết liệt đẩy thanh khoản lên cao, nhưng khiến VN-Index mất gần 44 điểm khi chốt phiên và đứt mạch tăng 4 phiên liên tiếp. Chứng khoán mở đầu tuần giao dịch cuối cùng của năm Canh Tý trong trạng thái thận trọng, dù trước đó đã có tuần tăng điểm tích cực.

Nhiều nhà đầu tư tìm cách bán cổ phiếu bằng mọi cách

Chỉ số đi ngang gần tham chiếu sau ATO với bên mua và bán giữ cân bằng. Tuy nhiên, đến giữa phiên sáng, lực bán tăng nhanh khiến thị trường bắt đầu lao dốc. Diễn biến mới của Covid-19 tại Hà Nội và TP HCM, cùng tâm lý chốt lời sau tuần tăng điểm trước đó khiến lượng hàng đẩy ra thị trường tăng đột biến. Nhà đầu tư quyết bán bằng mọi giá trước Tết, trong khi lực cầu có phần thận trọng khiến nhiều cổ phiếu giảm nhanh chóng. Chỉ số theo đó cũng lùi sâu.

Nhiều mã vốn hóa lớn lộ giá sàn

Đến hơn 11h, VN-Index và VN30-Index mất hơn 50 điểm, nhiều mã vốn hóa lớn lộ giá sàn. Phải đến sát giờ đóng cửa phiên sáng, dòng tiền bắt đáy ở vùng giá thấp mới xuất hiện, thu hẹp đà giảm còn hơn 35 điểm (tương đương hơn 3%).

VN-Index mất gần 44 điểm khi chốt phiên

Biên độ nới rộng vào đầu phiên chiều khi áp lực xả hàng lan toả trên diện rộng. VN-Index có lúc rơi xuống sát 1.074 điểm, sau đó được kéo lên dần nhờ lực cầu ở vùng giá thấp. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM chốt phiên tại 1.083,18 điểm, giảm gần 44 điểm và đứt mạch tăng bốn phiên liên tiếp.

Sắc đỏ áp đảo hoàn toàn

Sắc đỏ áp đảo hoàn toàn với 385 cổ phiếu giảm; trong đó có 18 mã mất hết biên độ. Nhóm ngành bất động sản; công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu có mức giảm nhiều nhất, đều trên 3,8%. 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường phần lớn thuộc nhóm vốn hoá lớn; đứng đầu là VIC, VCM, VHM và VNM. Các mã này đều mất khoảng 4-6% so với tham chiếu.

Rổ VN30 chỉ ghi nhận 3 mã ngược dòng thị trường là PDR tăng 1,5% lên 61.300 đồng; REE và SBT lần lượt tăng 0,9% và 0,2%. Lực bán mạnh đẩy thanh khoản phiên đầu tuần lên 16.560 tỷ đồng, trong đó buổi sáng chiếm hơn 11.600 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất kể từ đầu tháng 2 đến nay.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào khoảng 1.320 tỷ đồng và bán ra 2.760 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi mua ròng 8 phiên. Áp lực chốt lời tập trung ở HPG, VHM, VCB.

Chia sẻ từ giám đốc môi giới hội sở

Ông Huỳnh Minh Tuấn (giám đốc môi giới hội sở, Mirae Asset) cho rằng; nhà đầu tư nên giảm tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu trong những phiên hồi sắp tới; hạn chế bán ở vùng giá thấp.

Trường hợp dùng đòn bẩy cao; có thể xoay thêm bên ngoài để đắp vào; đưa tỉ lệ về mức an toàn tránh bị bán giải chấp; hoặc tận dụng đợt hồi để giảm tỉ trọng.

Các vị thế an toàn hơn như không vay ký quỹ và có lợi nhuận đệm dày (từ 40-50% trở lên); thì tâm lý thoải mái hơn, bình tĩnh xử lý danh mục theo hướng tận dụng các phiên hồi; và đưa tỉ trọng về quanh 40 – 60% cổ phiếu; chờ thị trường tái tạo xu hướng khi nương theo những diễn biến vĩ mô.

Riêng nhà đầu tư đang có tỉ trọng tiền mặt lớn từ 70-80% trở lên; có thể tận dụng giai đoạn này để gia tăng danh mục cổ phiếu; và ưu tiên nhóm có vốn hóa lớn; vì đây là nhóm phục hồi đầu tiên khi thị trường cân bằng.

Nguồn: Vnexpress.net