Dấu ấn âm nhạc của nhạc sĩ Lam Phương

Dấu ấn âm nhạc của nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương đã qua đời vào ngày 22 tháng 12 (giờ Mỹ), kết thúc sự nghiệp nghệ thuật với hàng trăm kiệt tác của đời ông. Khi nhắc đến cái tên Lam Phương, khán giả khó có thể quên được những bản nhạc bất hủ: “Thành phố buồn”, “Biển tình”, “Phú cuối”,…

Nhạc sĩ Lam Phương đã ra đi vào ngày 22.12 (giờ địa phương), hưởng thọ 83 tuổi. Trước khi ra đi, ông đã phải nhập viện cấp cứu tại Fountain Valley, California (Mỹ) vào giữa tháng 12 với bệnh tim và đột quỵ ngày càng trầm trọng hơn. Nhạc sĩ sinh năm 1937 này là cái tên tiêu biểu trong nền âm nhạc Việt Nam, với hàng trăm tác phẩm từ giữa thập niên 1950 đến nay. Về những kiệt tác âm nhạc của Lam Phương, chúng ta phải kể đến những bài hát bất hủ dưới đây.

Bài hát thành phố buồn

Đây là một trong những ca khúc liên quan đến tên tuổi của nhạc sĩ Lam Phương. Thành Phố Buồn được sáng tác lấy bối cảnh tại Đà Lạt, nơi có rừng thông mù sương, khi miêu tả tình yêu tan vỡ của một đôi trai gái, anh mang theo sự u uất, nhiệt huyết và một chút giai điệu buồn. Lời bài hát nổi tiếng: Thành phố nào nhớ không em?/Nơi chúng mình tìm phút êm đềm/Thành phố nào vừa đi đã mỏi/Đường quanh co quyện gốc thông già…”. Ca khúc này đã để lại ấn tượng lớn trong lòng khán giả nhiều thế hệ suốt mấy chục năm nay.

Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Thanh Niên năm 2018, nhạc sĩ Lam Phương cho biết ông sáng tác Thành phố buồn khi lưu diễn ở Đà Lạt. “Ngày đó còn trẻ nên rất lãng mạn và trí tưởng tượng cũng vô cùng phong phú. Lúc nhớ, lúc thương cộng với cảm xúc dâng trào trong một buổi chiều khi ngồi trên triền dốc nhìn xuống đồi thông tôi đã viết lên nỗi lòng mình”, nhạc sĩ tài hoa nhớ lại.

Tình bơ vơ

“Về làm chi, rồi em lặng lẽ ra đi/Gom góp yêu thương quê nhà/Dâng hết cho người tình xa…” những lời hát chất chứa đầy tâm tình của ca khúc bất hủ này được rất nhiều khán giả hải ngoại lẫn trong nước yêu thích. Tình Bơ vơ từng được nhiều thế hệ ca sĩ như: Chế Linh – Thanh Tuyền; Bằng Kiều – Lệ Quyên, Hà Thanh Xuân… thể hiện thành công.

Được biết, đây là một trong những bài hát mà cố nhạc sĩ dành riêng cảm xúc của mình cho danh ca Bạch Yến. Nhạc sĩ tài hoa chia sẻ với Thanh Niên cách đây 2 năm rằng ông có nhiều bài hát viết về bà; tuy không có duyên tình; họ vẫn là bạn tốt của nhau. “Tôi còn là bạn cả hai vợ chồng Bạch Yến. Tôi có khoảng hơn 10 bài nổi tiếng viết cho cô ấy. Lâu lâu khi viết bài mới tôi “đá” qua chuyện cũ một chút; nhắc lại để nhớ (cười)”; cố nhạc sĩ thừa nhận.

Bài hát tình bơ vơ chứa những tâm tình của cố nhạc sĩ Lam Phương

Biển tình

Ngoài danh ca Bạch Yến; một bóng hồng khác là ca sĩ Minh Hiếu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến âm nhạc của Lam Phương. Tấm chân tình dành cho nữ ca sĩ này đã giúp cố nhạc sĩ sáng tác nên những bản tình ca nổi tiếng nhất trong cuộc đời ông; đơn cử như ca khúc Biển tình. Theo chia sẻ của người nghệ sĩ tài hoa với Thanh Niên; những cảm xúc lãng mạn trong bài hát có được sau khi hai người cùng dạo bãi biển tuyệt đẹp ở Nha Trang nhân một buổi văn nghệ.

Những ca từ ngọt ngào: “Đời anh sẽ đẹp vì có em/Ngày dài sẽ làm mình nhớ thêm/Biển xanh cát trắng sóng hòa nhịp ái ân/Không còn những chiều bâng khuâng…” đã khiến biết bao người say đắm. “Câu chuyện của chúng tôi chỉ dừng lại đúng như bài hát Biển tình và cho đến sau này chúng tôi là bạn”; nhạc sĩ từng chia sẻ.

Thao thức vì em (Em là tất cả)

Lời bài hát Thao thức vì em (Em là tất cả) được nhiều người thuộc lòng

Nhắc đến những tuyệt phẩm nhạc tình của nhạc sĩ Lam Phương; sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua bài hát Thao thức vì em; khúc hát ăn sâu vào đời sống âm nhạc của nhiều thế hệ khán giả. Bài hát nổi tiếng đến mức những câu hát: “Em ơi suốt đêm thao thức vì em/Vì lời giã từ lúc anh ra về/Rằng mai đây anh lại thăm/Ước gì trọn cuộc đời/Là mình luôn luôn có đôi…” được nhiều người thuộc lòng dù không phải khán giả trung thành của ông. Vì câu hát quá đỗi nổi tiếng trong bài; đến giờ người ta vẫn gọi tuyệt phẩm này là Thao thức vì em. Tuy nhiên, theo tác giả; tên chính xác của bài hát phải là Em là tất cả.

Phút cuối

Cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương cũng từng có mối tình sâu đậm với nữ ca sĩ Hạnh Dung và truyền cảm hứng cho ông viết nên nhiều bản tình ca nổi tiếng: Bọt biển, Giọt lệ sầu, Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thế thôi… Đặc biệt, nữ ca sĩ kể trên cũng là bóng hồng khiến ông “rút ruột” viết nên ca khúc Phút cuối được rất nhiều khán giả yêu mến.

Theo lời kể của người nhạc sĩ tài hoa; hoàn cảnh để ông viết nên bài hát bất hủ này là khi công tác ngoài Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong đêm cuối cùng họp mặt chia tay mọi người (trong đó có Hạnh Dung) trước khi về Sài Gòn; giây phút lưu luyến đã làm người nghệ sĩ viết nên những ca từ nổi tiếng: “Chỉ còn gần nhau một giây phút thôi/Một giây nữa thôi là xa nhau rồi”.

Cỏ úa

Với giọng điệu da diết; nghẹn ngào đến đau thương; Cỏ úa là một trong những bản nhạc buồn nhất của nhạc sĩ Lam Phương khi nhắc đến sự tan vỡ; chia ly đôi lứa. Từng câu, từng chữ chở đầy nỗi thất vọng; sự đau lòng, đắng cay, cô độc: “Từ lúc em đi trong rượu cay men nồng/Màu trắng khăn tang quanh căn phòng cô đơn/Bão tố triền miên ngày em về nhà đó/Buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu”. Ca khúc về duyên kiếp không thành này rất được yêu thích qua phần thể hiện của nhiều giọng ca như: Lệ Quyên – Quang Dũng hay Don Hồ – Lâm Thúy Vân…

Bài tango cho em

Bài tango cho em mang giai điệu yêu đương ngọt ngào

Sinh thời, nhạc sĩ Lam Phương rất hiếm khi viết những ca khúc tươi vui; rộn ràng và Bài tango cho em là một trong số ít tác phẩm như thế. Ca khúc được viết trong lúc ông hạnh phúc; đam mê nhất trong tình yêu. Với âm điệu tươi, ngập tràn niềm hân hoan, hạnh phúc khi yêu, Bài tango cho em dẫn dắt người nghe chìm đắm trong khoảng thời gian yêu đương ngọt ngào và đẹp đẽ nhất. Suốt nhiều thập niên qua; những câu hát: “Từ ngày có em về/Nhà mình toàn ánh trăng thề/Dòng nhạc tình đang tắt lâu/Tuôn trào ngọt ngào như dòng suối” đã được cất lên bởi biết bao thế hệ nghệ sĩ và còn nguyên sức sống đến tận bây giờ.

Kiếp nghèo

Kiếp nghèo là nhạc phẩm mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương. Cuốn sách Lam Phương – Trăm nhớ ngàn thương do nhà báo Nguyễn Thanh Nhã chấp bút đã kể lại những câu chuyện đời, những nỗi niềm trăn trở để ông có cảm hứng tạo nên những tuyệt phẩm sống mãi với thời gian; trong đó có Kiếp nghèo.

Bài hát được nhạc sĩ tài hoa bậc nhất miền Nam sáng tác vào giữa thập niên 1950 bằng tất cả cảm xúc chân thực nhất của mình trước cuộc sống nghèo khó. “Lúc đó, tôi thấy mình thật cô đơn; thấy mình bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi đi mãi cho tới khi về nhà; không kịp thay quần áo; ôm cây đàn và cứ thế viết về kiếp nghèo; về phận bạc của mình”; nhạc sĩ Lam Phương chia sẻ.

Sau khi được ra mắt, Kiếp nghèo nhanh chóng nổi tiếng và giúp ông… thoát nghèo. Lam Phương tâm sự, chỉ với bài hát này, ông mua được ngôi nhà khang trang cho mẹ. Gia đình nhạc sĩ tiết lộ thời điểm đó, căn nhà có giá trị tương đương 40 cây vàng.

Chuyến Đò Vĩ Tuyến 

Ca khúc “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” được sáng tác vào năm 1956; đây là bản nhạc với giai điệu Rumba Lente nhẹ nhàng; không xô bồ, không gấp gáp mà nó có sự từ từ chầm chậm để đi vào lòng người nghe một cách nhanh nhất. Đây là một bài hát được sáng tác vào sự kiện vĩ tuyến 17 bị chia cắt; hai miền Nam – Bắc bị tách biệt từ giai đoạn năm 1954 đến năm 1975.

Trong thời gian này, Lam Phương sáng tác mạnh mẽ về chủ đề dòng người di cư từ Bắc vào Nam lập nghiệp; sinh sống, tránh chiến tranh…. “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” kể về một cô gái lặng lẽ; đơn côi trên chiếc đò vắng người; đợi chờ người yêu có thể vượt sông Bến Hải để vào Nam tụ họp cùng mình trong đêm khuya hiu hắt. Nhưng chàng trai lại vì một lý do bất đắc dĩ nào đó đã bội ước cùng nàng; làm vỡ tan đi ước mơ sum họp của nàng; đập tan đi mái ấm hạnh phúc mà cô từng mơ ước nơi miền Nam trù phú; cá đầy ao, cua đầy đồng.

Chiều Tây Đô

Chiều Tây Đô ca khúc mang đậm dấu ấn nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc phẩm “Chiều Tây Đô” của nhạc sĩ Lam Phương được sáng tác vào năm 1984 tại Paris. Bài hát muốn truyền tải đến ta nỗi nhớ của tác giả đến vùng đất Tây Đô – Thủ đô của miền Nam Việt Nam; nơi người thương của ông vẫn đang chờ đợi; từng ngày mong ông quay về. Không chỉ thế, qua những thông tin có được từ báo chí kể về vùng đất Tây Đô của sau những năm 1975; ông đã vẽ nên một viễn cảnh tang thương và xơ xác, người người mất nhà; trẻ nhỏ thì lang thang đói kém; không gian bị bao trùm bởi màu đen u tối,….Ông đồng cảm, ông xót thương cho những người tha hương; không chốn nương tựa.

Đường Về Quê Hương

“Đường về quê hương” là một trong những bài hát tôi thích nhất của nhạc sĩ Lam Phương. Một người nhạc sĩ luôn dành tình yêu thương cho quê hương nước nhà. Ông đã viết hàng loạt các bài hát về quê hương và album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như: Hương Lan, Bạch Yến, Lệ Quyên,… Trong các tác phẩm về quê hương ấy; bài hát để lại trong tôi cảm xúc sâu sắc nhất chắc hẳn phải kể đến “Đường về quê hương”. Mỗi khi nghe bài hát này tôi đều cảm nhận được cảm xúc của những người con bị lưu vong nơi đất khách quê người với mong muốn một ngày không xa sẽ được trở về Việt Nam. Bài hát được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào năm 1964 trong thời kỳ khôi phục phát triển kinh tế.

Nguồn: Thanhnien.vn