Cổ phiếu VN-Index liên tục “tụt dốc không phanh”
Một trong những lý do dẫn đến sự tụt giảm của VN-Index là do tình trạng nghẽn dao dịch. Điều này đã làm cho màu đỏ tiếp tục nắm phần lớn; từ đó, đã làm cho VN-Index tiếp tục giảm xuống còn 1160 điểm.
Vào ngày 9 tháng 3, điểm số của VN-Index tiếp tục giảm. Điểm số tiến gần lại 8 điểm từ đó nằm trong vùng 1150 điểm. Lý giải cho màu đỏ chiếm đa số là do tình trạng nghẽn lệnh giao dịch vẫn tiếp diễn. Thị trường chứng khoán không được cung cấp đầy đủ sự hỗ trợ về thông tin. Tiếp đó, người chơi chứng khoán chỉ chăm nhắm vào những khu vực có giá thấp. Điều này làm thị trường không có động lực đẩy mạnh giá trong khi dòng tiền đang thuộc mức cao.
Hết phiên sáng, VN-Index đã quyết liệt tại khu vực 1150 điểm. Những giờ tiếp theo, VN-Index tích cực rút ngắn khoảng cách với hơn sáu điểm. Dù vậy, điều này chỉ có ích làm cho VN-Index tiến gần sát tham chiếu. Chính vì vậy, VN-Index đã không thể vươn cao trong thế chủ động. Trái ngược với phiên sáng sôi động, phiên chiều không diễn ra sự thay đổi khác biệt. Chỉ số giằng co dưới tham chiếu cho tới gần 14h trước khi trạng thái nghẽn xảy ra.
Diễn biến qua mỗi phiên
Chốt phiên, VN-Index giảm 0,54% còn 1.161,97 điểm. VN30-Index giảm 0,6% còn 1.163 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,54%, còn UPCOM-Index vượt nhẹ trên tham chiếu.
Trong 6 phiên gần nhất, thị trường có 3 phiên tăng và 3 phiên giảm. Tuy nhiên, biên độ tăng không phiên nào quá 0,5 điểm, còn đà giảm có phiên lên tới hai chữ số. Kết quả là chỉ số “đi lùi” từ 1.196 điểm về sát ngưỡng 1.160 điểm.
Sắc đỏ dần chiếm phần lớn
Sắc đỏ chiếm ưu thế vào cuối phiên với 266 mã giảm trên HoSE, 59 mã đứng tham chiếu và 187 mã tăng. Trong nhóm VN30, trạng thái có phần chênh lệch hơn khi 22/30 mã bluechip giảm.
Nhóm dầu khí có dấu hiệu bị chốt lời sau chuỗi tăng mạnh gần đây. Cuối phiên, POW và PLX là hai mã giảm mạnh nhất nhóm VN30 với biên độ trên 3%. Ngoài ra, OIL cũng giảm gần 10%, PVB, BSR mất hơn 6%, PVS, PVD giảm gần 5%.
Ở những nhóm còn lại, MWG giảm 2,1% sau thông tin phát hành ESOP, CTG, REE thấp hơn 1,8% so với tham chiếu, VNM, VIC, SSI giảm trên 1,5%. Ngược lại, PDR có thêm 2,2%, VPB, SBT, TCH tăng hơn 1%, TCB, NVL, VHM vượt trên tham chiếu. Thanh khoản hai sàn niêm yết đạt hơn 17.000 tỷ đồng, trong đó HoSE giao dịch hơn 15.100 tỷ. Khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục bán ròng với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng trên HoSE.
Ở một diễn biến khác
Thị trưởng mở tuần cửa trong sắc xanh, các cổ phiếu đồng loạt giao dịch khởi sắc. Ghi nhận sàn HOSE thời điểm hiện tại có 305 mã tăng giá, áp đảo so với 58 mã giảm giá và 56 mã đứng giá tham chiếu. Diễn biến tương tự, nhóm VN30 có 27 mã tăng giá và 3 mã đứng giá tham chiếu.
Diễn biến theo các nhóm ngành, cổ phiếu nhóm dầu khí tăng giá mạnh với các mã tăng kịch trần như PVO, PGS, PXS, PVC. Các mã còn lại tăng giá trên 4% cso PVS, PVB, BSR. Mã OIL tăng 9,4% lên 16.300 đồng/cp. Hai mã PLX và GAS tăng 1,5%. Cùng chiều, cổ phiếu nhóm thép cũng tăng giá nhẹ với tỷ lệ dưới 1% như HPG, NKG, HSG, TLH, SMC, TVN.
Nhận định tuần này, Chứng khoán MB (MBS) đánh giá thị trường đang có cơ hội đi lên trong tuần sau nhờ dòng tiền nội. Ngoài nhóm cổ phiếu dầu khí là tâm điểm của thị trường, đã có tín hiệu quay trở lại của nhóm ngân hàng, chứng khoán và cổ phiếu thép.
Về mặt kỹ thuật, với tuần đi ngang trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn đang trong nhịp điều chỉnh và khối ngoại bán ròng, dòng tiền nội tiếp tục là động lực chính của thị trường, mốc cản gần 1.200 điểm hoàn toàn có thể bị chinh phục.
Nguồn: Vnexpress.net