Chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim và những ảnh hưởng của rượu, canxi

Chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim và những ảnh hưởng của rượu, canxi

Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Với người bị bệnh tim mạch, chế độ ăn uống rất quan trọng với sự tiến triển của bệnh. Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh tim. Nhiều người bệnh chỉ vì ăn thừa thãi, hoặc ăn kiêng sai cách khiến bệnh tình ngày một xấu đi. Hoặc cách thức sinh hoạt như sử dụng rượu bia tùy ý cũng là một trong những nguyên nhân khiến người mắc bệnh tim không cải thiện được tình trạng bệnh.

Hãy chú ý đến những gì bạn ăn và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm lành mạnh từ năm nhóm thực phẩm là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch chuyển hóa quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện được. Vậy những thực phẩm nào cần tránh sử dụng cho người mắc bệnh tim? Cần bổ sung và quan tâm đến những chất gì hấp thụ vào cơ thể? Tác động và liều lượng sử dụng như nào cho hợp lý cùng tham khảo nhé:

Đặc điểm của bệnh tim

Mặc dù không có một nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh tim. Nhiều người có thể đã được các bác sĩ thông báo rằng mình có nguy cơ mắc bệnh tim mạch do thói quen sống,; ăn uống, tập luyện và tiền sử mắc bệnh tim mạch của những thành viên trong gia đình.

Ngày nay, bệnh tim hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, bệnh lý liên quan đến tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người dân nước này. Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong cao ở các quốc gia trên thế giới; chiếm 11% tổng số ca tử vong là do bệnh tim.

Tuy nhiên việc thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp phòng ngừa bệnh tim. Thói quen ăn uống có thể sẽ khó mà thay đổi. Bạn có thể lo lắng rằng nếu bây giờ mình mới bắt đầu thì có thể sẽ không thay đổi được điều gì. Nhưng với quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có khả năng tạo ra sự khác biệt lớn trong chất lượng cuộc sống của bạn.

Chế độ ăn kiêng cho bệnh tim

Một khi, bạn biết được loại thực phẩm nào tốt nhất cho tim của mình. Việc ăn uống lành mạnh sẽ trở nên đơn giản hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim bao gồm nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng. Một số trong số đó có thể bạn đã từng thích. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến tim mạch nên ăn những món sau để tăng cường sức khỏe tim mạch lâu dài của họ:

  • Trái cây
  • Rau
  • Các loại ngũ cốc
  • Các loại cây họ đậu
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo
  • Gia cầm
  • Quả hạch

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch nên hạn chế lượng thịt đỏ và các loại thực phẩm và đồ uống có đường. Ngoài ra, đơn vị này cũng khuyến cáo người dân nên áp dụng một số thói quen sau vào cuộc sống cũng như chế biến thực phẩm:

  • Chọn thịt nạc có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn da và chế biến chúng mà không thêm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần. Cá có dầu chứa hàm lượng cao axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Chỉ chọn 1 phần trăm chất béo và các sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Cắt giảm đồ uống và thực phẩm có chứa đường.
  • Chọn và chế biến thức ăn có ít hoặc không có muối.
  • Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích một cách tối đa.
  • Ăn nhiều trái cây, rau, củ và các loại hoa quả.
Người bị bệnh liên quan đến tim mạch nên ăn nhiều rau và hoa quả

Ảnh hưởng của rượu và bệnh tim

Khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đối với rượu là hãy uống có chừng mực nếu là người thích uống rượu. Đối với nam giới, điều này có thể hiểu là bạn không uống quá hai ly mỗi ngày. Phụ nữ uống vừa phải có nghĩa là không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày. Tùy từng loại đồ uống có cồn như bia hay rượu mà lượng giới hạn này có thể khác nhau. Tuy nhiên đối với những người đang có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Nên hạn chế đến mức thấp nhất rượu, bia và các chất kích thích.

Mối quan hệ giữa rượu và bệnh tim rất phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống nhiều rượu và các nguy cơ sức khỏe. Bao gồm nghiện rượu, béo phì và ung thư vú. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch nếu uống rượu, bia một cách điều độ.

Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích của rượu bia, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ không khuyến khích uống rượu để giảm nguy cơ tim mạch. Sử dụng các biện pháp an toàn và lành mạnh hơn như kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên, giảm cholesterol và giảm huyết áp để giảm nguy cơ mắc bệnh. Uống rượu có thể dẫn đến tăng lượng calo đưa vào cơ thể. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến đột tử do bệnh tim tim. Các bác sĩ có thể giúp bạn đánh giá những rủi ro và lợi ích liên quan đến việc uống rượu.

Ảnh hưởng của canxi và bệnh tim

Cũng như rượu, mối liên hệ giữa canxi và bệnh tim mạch vẫn chưa được các nhà khoa học làm rõ. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng không có đủ thông tin để xác định xem việc cung cấp canxi có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim hay không. Tuy nhiên, ăn các sản phẩm từ sữa không có chất béo và ít chất béo; cùng với 4 – 5 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày sẽ giúp giảm chỉ số huyết áp đáng kể. Các chuyên gia của hiệp hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của canxi đối với phụ nữ. Đặc biệt là ăn các sản phẩm từ sữa không béo và ít chất béo. Hầu hết phụ nữ nên đặt mục tiêu tiêu thụ từ 1.000 đến 2.000 miligam canxi cho mỗi ngày.

Mayo Clinic lưu ý rằng một số nam giới cũng có thể hưởng lợi từ việc bổ sung canxi. Nam giới trên 50 tuổi nên tiêu thụ trong khoảng 1.000 đến 2.000 miligam mỗi ngày và 1.000 đến 2.500 miligam mỗi ngày đối với nam giới dưới 50 tuổi.

Canxi có thể ảnh hưởng đến bệnh tim mạch

Ảnh hưởng của đường đối với tim mạch

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng sự gia tăng bệnh thừa cân béo phì và bệnh tim mạch đã làm gia tăng mối quan tâm về việc tiêu thụ nhiều đường trong chế độ ăn uống điển hình của người Mỹ. Tuyên bố của họ kết luận rằng người dân nên tuân theo một số nguyên tắc nhất định để giảm nguy cơ tim mạch; trong khi duy trì cân nặng hợp lý và đáp ứng về nhu cầu dinh dưỡng.

Phụ nữ không nên tiêu thụ quá 100 calo mỗi ngày từ đường bổ sung. Đàn ông không nên tiêu thụ quá 150 calo mỗi ngày từ đường bổ sung. Lượng đường bổ sung này tối đa là 6 thìa cà phê, hoặc 24 gam đối với phụ nữ và khoảng 9 thìa cà phê, hoặc 36 gam, lượng đường bổ sung đối với nam giới. Các nguồn chính bổ sung đường bao gồm:

  • Nước ngọt
  • Kẹo
  • Bánh
  • Bánh quy
  • Bánh pie
  • Đồ uống trái cây
  • Món tráng miệng từ sữa như kem
  • Sữa chua ngọt
  • Ngũ cốc ngọt, chẳng hạn như bánh quế và bột yến mạch

Ảnh hưởng của caffeine đối với tim mạch

Caffeine là một chất kích thích. Caffeine có thể xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống, bao gồm:

  • Cà phê
  • Trà
  • Nước ngọt
  • Sô cô la

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được liệu lượng caffeine cao có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành hay không.

Mayo Clinic lưu ý rằng trong khi các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ chắc chắn nào giữa việc uống cà phê và việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy những rủi ro có thể xảy ra. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều cà phê không lọc có liên quan đến việc tăng nhẹ mức cholesterol.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo và bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn:

  • Trái cây
  • Rau
  • Thịt nạc protein
  • Cây họ đậu
  • Các loại ngũ cốc

Kết

Hãy dành thời gian và nỗ lực để thay đổi thói quen ăn uống của bạn để có được một trái tim khỏe mạnh nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung.

Chế độ ăn uống là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thực phẩm bao gồm béo phì; cao huyết áp, tiểu đường không kiểm soát và chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, nhiều chất xơ, nhiều thực phẩm từ thực vật có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tim.

Nguồn: vinmec.com