Các doanh nghiệp đua nhau chuyển sang sàn giao dịch HNX

Các doanh nghiệp đua nhau chuyển sang sàn giao dịch HNX

Đồng loạt cả 3 doanh nghiệp là NSC, BBC và SSC nộp công văn cho HNX. Lần nộp này với mục đích được rời giao dịch từ sàn HoSE thành HNX.

Nhận được công văn với mong muốn được chuyển từ Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (hay còn được biết là HoSE); sang thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (hay còn được biết là HNX). Công văn lần này được đệ lên bởi 3 doanh nghiệp. Đó chính là Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (viết tắt là NSC); Công ty cổ phần Bibica (viết tắt là BBC); Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (được gọi là SSC).

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chia sẻ các doanh nghiệp trên là những người có động thái đầu tiên trong việc chuyển đổi sàn giao dịch. Cụ thể là chuyển từ sàn giao dịch HoSE thành HNX. Hành động này được khuyến khích bởi Ủy ban chứng khoán Nhà Nước. Mục đích là để giảm lưu lượng giao dịch cho hệ thống của Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Lý do là gần đây sàn giao dịch HoSE đang bị quá tải và diễn ra tình trạng tắc nghẽn lệnh giao dịch.

Trao đổi quy trình chuyển đổi sàn giao dịch

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển giao dịch, HNX, HoSE và Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) đã có buổi họp trực tuyến trao đổi quy trình. Theo đó, ba đơn vị thống nhất xây dựng quy trình tiếp nhận, chuyển giao thông tin dữ liệu, cài đặt hệ thống với tiêu chí thời gian xử lý hồ sơ, thời gian ngừng giao dịch của cổ phiếu được rút ngắn tối đa, song vẫn đảm bảo việc xử lý dữ liệu, cài đặt hệ thống.

Mục đích là để giảm lưu lượng giao dịch sàn HoSE

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển giao dịch, HNX, HoSE và Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) đã có buổi họp trực tuyến trao đổi quy trình. Theo đó, ba đơn vị thống nhất xây dựng quy trình tiếp nhận, chuyển giao thông tin dữ liệu, cài đặt hệ thống với tiêu chí thời gian xử lý hồ sơ, thời gian ngừng giao dịch của cổ phiếu được rút ngắn tối đa, song vẫn đảm bảo việc xử lý dữ liệu, cài đặt hệ thống.

Giảm tải cho HoSE

Việc chuyển một số mã chứng khoán từ HoSE sang HNX là giải pháp tạm thời để giải quyết tình trạng nghẽn giao dịch đang diễn ra với tần suất ngày càng nhiều trên HoSE.

Mới đây, ông Trương Gia Bình; Chủ tịch Tập đoàn FPT, Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã đề xuất; và được Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia xử lý vấn đề nghẽn hệ thống của HoSE.

Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam là một trong 3 công ty đó

Giải pháp dự kiến áp dụng là sử dụng hệ thống phần mềm; đang được vận hành tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho hệ thống tại HoSE. Bộ Tài chính và FPT cùng nhận định, giải pháp là hoàn toàn khả thi, mất từ 3 đến 4 tháng để hoàn thiện và xử lý dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh giao dịch.

Ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) cũng cho biết, nếu được tạo điều kiện và có sự hợp tác của các bên, FPT có thể cùng HoSE khắc phục tình trạng nghẽn lệnh chứng khoán sau khoảng 3 tháng kể từ khi chính thức bắt tay triển khai.

Tình trạng nghẽn lệnh giao dịch tại HoSE

Về lâu dài sẽ nhập tất cả thị trường cổ phiếu vào TP.HCM thì sẽ có 3 bảng gồm bảng doanh nghiệp (DN) lớn; bảng DN vừa và bảng DN upcom. HOSE chỉ cần lập bảng riêng rồi tính theo các chỉ số; biên độ của sàn TP.HCM. Sẵn máy đó, hệ thống có sẵn của HNX, sàn Hà Nội sẽ phải giám sát thay sàn TP.HCM, còn chấp nhận niêm yết; tiêu chuẩn… vẫn của sàn TP.HCM. Chỉ cần lập bảng riêng hoặc thậm chí vẫn gọi bảng giao dịch cổ phiếu của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Còn phương án tăng năng lực xử lý hệ thống của HOSE vẫn phải có chuyên gia Thái Lan sang làm chứ VN không can thiệp được; bởi đây là hệ thống công nghệ của Thái Lan. Phải xử lý nghẽn lệnh rất khẩn cấp rồi. Để nhanh có hệ thống giao dịch mới thì máy phải do tư nhân đứng ra mua; (không phải thủ tục báo cáo, đấu thầu…) chứ không phải mua theo cơ chế của Nhà nước. Còn về phần mềm của hệ thống; nếu FPT dùng ngay phần mềm mà họ viết cho sàn Hà Nội sẽ khả thi.

Nguồn: Vnexpress.net