Bệnh nhân sau khi mổ sỏi mật thì nên ăn gì?

Bệnh nhân sau khi mổ sỏi mật thì nên ăn gì?

Sỏi túi mật là tinh thể rắn do các thành phần có trong dịch mật kết tụ thành. Nếu không điều trị sớm, sỏi mật sẽ tiếp tục phát triển về cả kích thước lẫn số lượng. Ban đầu có thể bé như một hạt gạo, đến to bằng hạt đậu, có trường hợp sỏi túi mật to bằng một quả bóng bàn. Người bệnh có thể bị một hoặc nhiều sỏi cùng một thời điểm. Sỏi túi mật gây cản trở quá trình tiết dịch mật. Sỏi có thể làm viêm túi mật, ảnh hưởng đến vùng gan và tụy.

Các triệu chứng của túi mật ban đầu sẽ khó phát hiện. Sau khiến người bệnh cảm thấy đau quặn vùng hạ sườn phải và vùng thượng vị. Đau theo cơn, mỗi cơn thường ngắn khoảng vài phút, thậm chí là liên tục vài giờ. Người bệnh thường bị đau sau khi dùng bữa ăn, nhất là bữa ăn có nhiều chất béo. Đi kèm với cơn đau là cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Sau khi mổ sỏi mật (cắt túi mật), một số người thường xuyên bị tình trạng phân lỏng. Phần lớn, tiêu chảy kéo dài ở bệnh nhân sau khi cắt sỏi kéo dài không quá vài tuần đến vài tháng. Thực tế, không có một chế độ ăn kiêng cụ thể chi tiết nào sau cắt túi mật mà bạn nên tuân theo. Nhưng có một số thứ bạn nên cân nhắc để quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Cắt túi mật là gì?

Cắt túi mật là một thủ thuật để loại bỏ túi mật nằm ở ngay dưới gan. Túi mật thu thập và lưu trữ mật một chất lỏng tiêu hóa được sản xuất trong gan của bạn.

Cắt túi mật là một phẫu thuật phổ biến và nó chỉ mang lại một nguy cơ biến chứng nhỏ. Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày phẫu thuật cắt túi mật.

Cắt túi mật được thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi đưa qua bốn vết rạch nhỏ để đưa các dụng cụ mổ vào và cắt bỏ đi túi mật. Các bác sĩ gọi đây là phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi.

Cắt túi mật là một phẫu thuật phổ biến và chỉ để lại nguy cơ biến chứng nhỏ.

Chế độ ăn thay đổi thế nào sau mổ sỏi mật?

Nếu không có túi mật thì mật chảy tự do vào ruột non của bạn. Nơi nó không thể phân hủy thức ăn hiệu quả như khi ở trong túi mật. Mặc dù bạn có thể sống mà không có túi mật nhưng bạn có thể cần thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống của mình để sức khỏe được đảm bảo.

Phần lớn, bạn sẽ cần hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất béo; nhiều dầu mỡ khiến cơ thể khó tiêu hóa. Bạn có thể không cần phải từ bỏ chúng mãi mãi. Một vài tháng sau thủ thuật, bạn có thể từ từ thêm một số loại thực phẩm này trở lại chế độ ăn của mình.

Tiếp tục đọc để tìm hiểu chính xác những gì bạn nên ăn; những gì bạn nên lưu ý và những gì bạn có thể làm để tăng tốc độ phục hồi hậu phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Thực phẩm cần tránh sau mổ sỏi mật

Không có một chế độ ăn uống tiêu chuẩn nào dành cho tất cả mọi người sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Nói chung, tốt nhất là bạn nên tránh các loại thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ; thức ăn chế biến sẵn và nhiều đường.

Tiêu thụ những loại thực phẩm này sau khi cắt bỏ túi mật sẽ không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến đầy hơi đau đớn và tiêu chảy. Điều này một phần là do mật chảy tự do vào ruột của bạn hoạt động giống như thuốc nhuận tràng.

Thịt béo

Những loại thịt đã qua chế biến hoặc chứa nhiều chất béo có thể phá hủy hệ tiêu hóa của bạn sau khi cắt bỏ túi mật.

Các loại thịt này bao gồm: Bít tết hoặc thịt đỏ nhiều chất béo, thịt bò nguyên con hoặc xay, thịt heo, thịt ba rọi, lạp xưởng, thịt cừu.

Sản phẩm từ sữa

Sữa cũng có thể khó tiêu hóa đối với cơ thể bạn khi không có túi mật. Cố gắng tránh hoặc hạn chế tiêu thụ: Sữa, đặc biệt là sữa nguyên chất; sữa chua béo; pho mát béo, bơ. Khi ngừng ăn sản phẩm từ sữa mà không phù hợp với bạn, hãy chọn các sản phẩm từ sữa khác như sữa chua không đường để bổ sung.

Sữa có thể khó tiêu hóa đối với cơ thể bạn khi không có túi mật.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều đường bổ sung và chất béo. Điều này làm cho chúng tồn tại lâu hơn nhưng cũng khó tiêu hóa và không cung cấp nhiều dinh dưỡng.

Hãy cố gắng tránh xa: Bánh ngọt, bánh quy, chả quế, ngũ cốc có đường.

Caffeine và rượu

Caffeine chứa thành phần axit có thể làm cho dạ dày của bạn tạo ra nhiều axit hơn và tiêu nhanh hơn. Điều này có thể gây nên đau dạ dày và dẫn đến khó chịu sau khi cắt bỏ túi mật.

Hạn chế hoặc tránh những thực phẩm và đồ uống có chứa cafein: Cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực, đồ ăn nhẹ có caffein, sô cô la.

Ăn gì sau mổ sỏi mật

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có thể giúp cải thiện đường tiêu hóa trong trường hợp không có mật cô đặc. Nhưng cũng không nên lạm dụng nó ngay sau khi phẫu thuật, vì nó cũng có thể gây ra khí.

Đây là các nguồn chất xơ lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như canxi, vitamin B và axit béo omega-3; đậu, khoai tây, yến mạch, bánh mì, gạo và ngũ cốc; các loại hạt khô (hạnh nhân, óc chó, hạt điều); đặc biệt là rau và hoa quả.

Vì bạn đang trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật và cần nhiều chất xơ hơn. Hãy cố gắng kết hợp nhiều trái cây và rau quả giàu chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bạn nhất có thể.

Một số loại thực phẩm sau là nguồn cung cấp vitamin A chống oxy hóa; chất xơ, vitamin C tăng cường miễn dịch và nhiều chất dinh dưỡng thực vật để hỗ trợ cơ thể bạn phục hồi: Súp lơ trắng, cải bắp, bông cải xanh, cải xoăn, cà chua, quả bơ.

Chất xơ có thể giúp cải thiện đường tiêu hóa trong trường hợp không có mật cô đặc.

Thịt nạc hoặc các loại thịt thay thế

Nếu bạn đang có thói quen ăn nhiều thịt, chế độ ăn kiêng cắt bỏ túi mật nghe có vẻ đáng sợ. Nhưng bạn không cần phải cắt bỏ tất cả các loại thịt. Chỉ cần chọn các loại thịt nạc hoặc protein thực vật, chẳng hạn như: Ức gà, cá hồi, cá trích, cá bơn, cây họ đậu, đậu hũ.

Chất béo lành mạnh và thực phẩm ít béo, không có chất béo

Bạn hãy cố gắng tránh các loại dầu nặng, đặc biệt là khi nấu ăn. Bạn nên cố gắng hạn chế càng nhiều dầu càng tốt. Bạn có thể thử các loại thực phẩm ít chất béo, chẳng hạn như: Sốt mayonnaise, sữa chua, kem chua, kem bơ.

Một số lời khuyên ăn kiêng khác

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn, bạn cũng có thể thử các mẹo sau:

  • Đừng bắt đầu với thức ăn đặc ngay sau khi phẫu thuật: Hãy đưa thức ăn rắn trở lại chế độ ăn uống của bạn một cách từ từ để phòng tránh các vấn đề về tiêu hóa.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc có thể khiến bụng bạn bị đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của bạn. Hãy thử ăn năm đến sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày và cách nhau vài giờ. Ăn nhẹ với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít chất béo, giàu protein giữa các bữa ăn. Chú ý cố gắng không ăn nhiều hơn 3 gam chất béo trong một bữa ăn.
  • Thay thế các thành phần cơ bản trong công thức nấu ăn như sử dụng sốt táo thay vì bơ khi bạn nướng hoặc làm chất thay thế trứng bằng hạt lanh và nước.
  • Giữ dáng: Tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng hợp lý có thể giúp ích cho tiêu hóa.

Nguồn: vinmec.com