Bật mí 8 chiêu giúp mẹ bầu giảm ốm nghén cực hiệu quả

Bật mí 8 chiêu giúp mẹ bầu giảm ốm nghén cực hiệu quả

Ốm nghén là tình trạng hết sức phổ biến ở những thai phụ trong thời gian đầu thai kỳ. Trong giai đoạn này, các chị em gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Phụ nữ mang thai thường rất khó ăn uống, thường xuyên bị nôn. Thậm chí đến những món ăn yêu thích nhất cũng không thể tiêu thụ được. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong vòng 2 đến 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu bạn không thể chịu đựng việc bị ốm nghén thì vẫn có cách khắc phục đấy.

GAZ.VN sẽ bật mí 8 “chiêu” giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hết sức hiệu quả ở bên dưới đây. Thực tế thì đa số đều là những bí quyết ăn uống phù hợp với những mẹ bầu hơn mà thôi. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những bí quyết gì nhé.

Ốm nghén ở đầu thai kỳ

Có khoản 9/10 số phụ nữ có thai mắc phải chứng ốm nghén ở 2 đến 3 tháng đầu thai kỳ. Khi mắc phải tình trạng này, bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau đây:

  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Tình trạng này dễ diễn ra khi ngửi thấy mùi đồ ăn hoặc vào buổi sáng.

Không ít thai phụ cảm thấy buồn nôn và thậm chí là chán ăn. Họ cũng có thể từ chối những món ăn yêu thích của bản thân trong giai đoạn này. Khi bị nghén, mẹ bầu rất dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó chịu.

Khi ôm nghén, thai phụ rất dễ cảm thấy buồn nôn, mắc ói.

Thông thường, tình trạng nghén chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ tuần thứ 12, cảm giác này sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Triệu chứng của tình trạng ốm nghén

Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng ốm nghén vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén xảy ra nhiều, rõ rệt hơn khi có sự kích thích về mùi, vị của thức ăn. Lúc này mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn. Mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn. Việc này khiến mẹ cảm thấy ăn không ngon và không muốn ăn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Ngoài ra, mẹ bầu còn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Và nặng hơn là tụt huyết áp khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu bị nôn quá nhiều, mẹ có thể bị mất nước rất nguy hiểm.

Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu xuất hiện hai tuần sau khi thụ thai. Và biểu hiện thường xuyên ở khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Cảm giác buồn nôn, mệt mỏi có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào cả ngày và đêm.

Ai thường bị ốm nghén?

Tình trạng nghén xảy ra ở hầu hết mẹ bầu với tính chất khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải. Những bà bầu dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nghén cao hơn:

  • Bà bầu mang thai lần đầu
  • Bà bầu quá béo, thừa cân
  • Người có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước đó
  • Bà bầu mang song thai hoặc đa thai
  • Bà bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi

Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn ở bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố:

Ngoài ra, hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén.

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất lượng lớn hormone progesterone. Chúng làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa. Việc này khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản. Và gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone này còn có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra còn do một vài nguyên nhân sau:

  • Do thói quen ăn uống thất thường
  • Hệ thần kinh của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với một số thực phẩm có mùi vị
  • Do di truyền: Thông thường mẹ bị nghén khi mang thai thì con gái cũng sẽ gặp tình trạng này

Tác nhân tăng tỉ lệ bị nghén nặng

  • Mang đa thai (song thai, tam thai…)
  • Thai kỳ trước cũng bị nghén (có thể nặng hoặc nhẹ)
  • Có mẹ hoặc chị em gái bị nghén nặng
  • Tiền sử bị chóng mặt khi thay đổi tư thế
  • Mang thai là con gái
  • Ngoài nghén do thai thì nôn và buồn nôn còn có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm dạ dày trá tràng, ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp, bệnh túi mật…Cần đi khám ngay khi người mẹ bị nôn, buồn nôn sau tuần thai thứ 9, nôn và buồn nôn kèm một trong các triệu chứng: đau bụng, sốt, đau đầu…

8 “chiêu” giúp giảm ốm nghén 

Nghén là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và thường thấy ở các bà bầu. Đặc biệt là hiện tượng nghén bình thường cũng không gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên nghén thường làm các sản phụ thấy rất khó chịu. Áp dụng những cách dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc đối mặt với 3 tháng nghén trong khi mang thai.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

3 tháng đầu là khoảng thời gian hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua ốm nghén. Trong thời gian này chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng có thể giảm các triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả.

Để giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói các mẹ không nên để bụng đói, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn không nên ăn quá no. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, trứng, trái cây, rau xanh lá đậm, táo, chuối, bánh mì nướng. Ngoài ra, những thức ăn có vị chua rất giàu vitamin có tác dụng chống nôn vô cùng hiệu quả. Đồng thời, tránh xa các loại thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén của bạn trở nên trầm trọng hơn như: đồ ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, thức ăn có mùi quá mạnh hay rượu bia, cà phê.

Ăn uống các món từ gừng

Trong thời gian thai nghén, bạn nên ăn thêm nhiều đồ ăn có chứa gừng. Món me sấu ngâm gừng, kẹo gừng, trà gừng, gừng tươi đun sôi với nước và mật ong, .. là những gợi ý hữu ích cho bạn trong thời gian mang thai đấy.

Ngửi vỏ chanh và uống nước chanh

Chanh là một loại quả rất hữu ích trong việc ngăn chặn hiện tượng buồn nôn. Ngửi chanh, vỏ chanh hoặc uống nước chanh là những giải pháp hữu hiệu giúp bạn thổi bay cảm giác buồn nôn.

Ăn uống đều đặn

Rất nhiều bà mẹ buồn nôn, chán ăn nên thường hay để bụng đói. Sự thật là khi bị đói bạn sẽ có cảm giác buồn nôn nhiều hơn. Vì vậy giải pháp là bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn không quá no để cơ thể vẫn có đầy đủ năng lượng mà lại không còn cảm giác nôn khó chịu nữa.

An uống đều đặng chính là bí quyết giúp giảm ốm nghén hiệu quả.

Tránh xa đồ chiên xào và chất béo

Thức ăn chiên, xào là không chỉ là những đồ ăn ẩn chứa nguy cơ ung thư cao mà còn làm tăng các triệu chứng nghén. Mặt khác những đồ ăn này cũng chứa các chất béo không tốt cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Vì vậy với bà bầu bị nghén, đồ ăn chiên xào cũng không nên dùng nhiều.

Thư giãn đầu óc

Tinh thần thoải mái, thư thái là điều rất quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai. Nếu có quá nhiều áp lực ốm nghén càng trở nên nặng hơn. Nghén khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường, khi cơ thể ốm nghén có thể khiến bạn mệt mỏi nhưng không nên quá lo lắng vì tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi.

Khi ốm nghén các mẹ hãy dành nhiều thời gian để ngủ, nghỉ ngơi, thư giãn làm những việc mình thích thay vì căng thẳng, lo lắng không cần thiết. Nếu tình trạng ốm nghén ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có lời khuyên chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất.

Luyện tập điều độ và vừa sức

Ngoài nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý thì tập luyện thể dục chính là bí quyết giảm ốm nghén hiệu quả dành cho mẹ bầu. Thực tế, vận động nhẹ nhàng vừa tăng cường sức khỏe mẹ bầu vừa giảm các hiện tượng ốm nghén. Những mẹ bầu lười vận động sẽ thấy ốm nghén nhiều hơn và mệt mỏi hơn.

Khi tập luyện giảm ốm nghén, các mẹ nên lựa chọn những động tác nhẹ nhàng như đi bộ để thư giãn, cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn.

Đối với những mẹ bầu ốm nghén nghiêm trọng không thể ăn bất cứ thức ăn gì, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kịp thời khắc phục. Bởi nếu không bổ sung thức ăn cho bào thai sẽ ảnh hưởng nặng đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng quá nặng, cần dùng thuốc để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể yên tâm vì việc dùng thuốc này không gây hại sức khỏe của mẹ và bé.

Ăn trước khi đi ngủ

Việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng, giữ lượng đường trong máu trong khoảng thời gian dài chìm trong giấc ngủ. Với bà bầu việc ăn thêm bữa phụ rồi mới đi ngủ sẽ giúp các mẹ tránh được hiện tượng nghén vào sáng ngày hôm sau đấy.

Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghén của bạn kéo dài bất thường hoặc có những dấu hiệu lạ thì bạn nên đến các bệnh viện và phòng khám để kiểm tra nhé.

Ốm nghén có tác động xấu đến thai nhi?

Ốm nghén thường sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Ngược lại nó còn tốt cho thai nhi vì mẹ đã phải hạn chế một số thực phẩm có mùi nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh cho thai nhi qua đường thực phẩm. Mẹ bầu cũng biết lựa chọn kỹ càng hơn với những thực phẩm mình ăn.

Ngược lại nghén cho thấy thai đang phát triển tốt, bánh nhau tăng tiết một số nội tiết tố như BhCG, estrogen vào máu mẹ và làm mẹ bị nghén. Một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nghén quá nhiều và bị sụt cân thì có thể làm bé bị nhẹ cân lúc sanh. Khi người mẹ nghén nặng cần đi khám và điều trị để giảm nôn ói, bồi hoàn nước và điện giải. Một số trường hợp mẹ đang nghén bỗng đột ngột hết nghén thì mẹ nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng thai.

Ốm nghén có cần đến bác sĩ?

Ốm nghén tuy không nguy hiểm và không cần phải gặp bác sĩ nhưng nếu tình trạng ốm nghén quá nặng thì mẹ cũng nên đến gặp bác sĩ.

Nếu tình trạng ốm nghén ngày càng nặng thì hãy đến gặp bác sĩ.

Đối với những mẹ bầu ốm nghén nghiêm trọng không thể ăn bất cứ thức ăn gì, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kịp thời khắc phục. Bởi nếu không bổ sung thức ăn cho bào thai sẽ ảnh hưởng nặng đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng quá nặng, cần dùng thuốc để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể yên tâm vì việc dùng thuốc này không gây hại sức khỏe của mẹ và bé.

Nguồn: hongngochospital.vn