Bảo vệ sức khỏe cho con trong thời điểm giao mùa
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là điều mà các bậc phụ huynh luôn luôn quan tâm. Bởi vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu, chưa thể kháng lại các loại bệnh một cách tốt nhất. Sức khỏe của chúng thường dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Đặc biệt là sự thay đổi khí hậu, thời tiết. Thời tiết thay đổi dễ khiến cho trẻ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, ho, khó thở,…
Thời điểm giao mùa là thời điểm dễ dàng cho các virus gây bệnh tấn công cơ thể bé. Một trong những loại bệnh thường gặp nhất chính là bệnh về hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, lúc này, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý có những phương pháp bảo vệ cho con em mình. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số bệnh mà trẻ dễ mắc phải. Đồng thời cũng đưa ra những phương pháp bạn có thể áp dụng để bảo vệ con.
Những căn bệnh trẻ em thường mắc phải trong thời tiết giao mùa
Như chúng ta đã biết, giao mùa là lúc thời tiết thay đổi thất thường nhất. Lúc này không khí có phần ẩm thấp và nhiệt độ thì không ổn định. Đây chính là môi trường thuận lợi cho các loại virus gây bệnh tấn công vào cơ thể con người. Đồng thời trong điều kiện thời tiết thay đổi liên tục, cơ thể không kịp thích nghi nên càng dễ bị yếu đi. Từ đó, con người, đặc biệt là trẻ em dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
Thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Đặc biệt, việc ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dễ khiến trẻ mắc tiêu chảy hoặc một số vấn đề rối loạn tiêu hóa khác. Bởi trong thời tiết nhiều mưa phùn, không khí ẩm ướt khiến nhiều thực phẩm dễ bị nấm mốc. Khi ăn phải những thực phẩm này trẻ dễ bị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn và suy giảm sức đề kháng.
Cúm, hắt hơi, sổ mũi… là những triệu chứng của bệnh đường hô hấp mà mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ đều gặp phải. Nguyên nhân do cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém khiến virus, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Cúm mùa có thể tự khỏi sau 3-5 ngày với trẻ khỏe mạnh, miễn dịch tốt. Tuy nhiên, với trẻ có sức khỏe yếu hoặc có tiền sử mắc hen, sốt, viêm phế quản… có thể làm khởi phát đợt bệnh mới, bệnh tiến triển nặng, lâu khỏi hoặc có biến chứng nguy hiểm.
Một số phương pháp phòng bệnh trong thời tiết giao mùa
Đảm bảo vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát
Đặc trưng của thời tiết nồm ẩm là độ ẩm cao, dễ sinh mùi hôi và nhiều muỗi. Do đó, bạn không cần mở cửa sổ thường xuyên. Bởi không khí ẩm ngoài trời sẽ tràn vào phòng khiến phòng ẩm ướt hơn. Trong thời tiết này, bạn cần giặt sạch chăn ga thường xuyên để tránh nấm mốc và vi khuẩn cư trú. Hạn chế ra ngoài và hạn chế bày bừa, tiệc tùng tại nhà trong mùa này nhé! Như vậy sẽ giảm tối đa việc khiến nhà cửa thêm bừa bộn và dọn bằng nước quá nhiều.
Để khắc phục bạn có thể dùng khăn khô để thấm. Nếu có điều kiện hãy dùng thêm thiết bị công nghệ để cân bằng độ ẩm tốt hơn.
Giữ cho cơ thể luôn sạch
Cần nhắc bé luôn giữ sạch chân tay, đi tất trong nhà trong thời tiết nồm ẩm này. Đặc biệt, khi tắm mẹ nên dùng xà bông có tính sát khuẩn nhẹ để tắm cho bé. Hãy nhớ lau khô người trước khi mặc quần áo. Nếu bé hoạt động ra nhiều mồ hôi, mẹ nên dùng khăn thấm mồ hôi hoặc lau qua người cho bé, không nên tắm quá nhiều, bé dễ bị nhiễm lạnh.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thực đơn dinh dưỡng tốt sẽ góp phần giúp bệnh đường tiêu hóa cũng như hô hấp của trẻ tốt hơn. Những thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây tươi, nước ép, thịt bò, trứng, cá biển… hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của bé để chống lại tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cân bằng các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như chất xơ, chất béo, chất đường bột, chất đạm trong mỗi bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó kết hợp ngủ đúng giờ, rèn luyện thể thao để sức khỏe của bé luôn được ổn định trong bất kỳ điều kiện môi trường khắc nghiệt nào.
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột khỏe mạnh
Cha mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ mỗi ngày khắc phục các tình trạng ốm vặt, biếng ăn… cũng như củng cố hệ miễn dịch cho bé. Các lợi khuẩn giúp ức chế vi khuẩn có hại trong ống tiêu hóa, đường ruột; đồng thời hỗ trợ sản xuất nhiều loại enzyme, vitamin cũng như các hợp chất kháng khuẩn; hỗ trợ kích thích cơ thể trẻ tăng sản sinh kháng thể miễn dịch giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Nhờ đó, hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón hay biếng ăn đều được cải thiện và ngăn ngừa.
Cùng xem thêm một số bài viết khác để có thể bảo vệ sức khỏe gia đình tốt hơn bạn nhé!
Nguồn: suckhoedoisong.vn