9 bước khám thai đúng chuẩn – Bí kíp cho mẹ bầu

9 bước khám thai đúng chuẩn – Bí kíp cho mẹ bầu

Việc khám thai định kỳ và thường xuyên là hết sức cần thiết đối với mẹ bầu. Bởi nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng theo dõi được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Đồng thời, trong suốt thai kỳ, thai phụ sẽ kịp thời thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. Những lần khám thai sẽ được thực hiện khác nhau. Tuy nhiên đa số các lần khám đều sẽ trải qua quy trình 9 bước. Và phải có đủ 9 bước thì mới được xem là đúng chuẩn. Đảm bảo rằng không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ thông tin này.

Thông qua quy trình chuẩn với 9 bước, mọi người sẽ nhận được kết quả chính xác nhất. Do đó đừng nên xem thường việc này và hãy tìm hiểu ngay. Nếu bạn chưa biết thì hãy đọc tiếp bài viết này.

Bước 1: Hỏi và cung cấp thông tin của thai phụ và thai nhi

Hỏi và cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của thai phụ lẫn thai nhi chính là bước đầu tiên. Chắc chắn đây là bước không thể nào thiếu trong một quy trình khám thai đúng chuẩn. Không ít phụ huynh thường nghĩ rằng bước này kém quan trọng. Thế nhưng khi bước vào giai đoạn khám phôi thai thì lại vô cùng cần thiết đấy. Bác sĩ cần phải đủ thông tin thì mới có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra pháp trình chuẩn nhất được.

Cung cấp thông tin về thai phụ và thai nhi là bước rất quan trọng.

Tùy vào thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ được hỏi những câu hỏi khác nhau. Cụ thể:

  • Mang thai 3 tháng đầu: Bác sĩ sẽ hỏi mẹ các thông tin cá nhân như tên, tuổi, gia đình… Sau đó, mẹ sẽ được hỏi về các dấu hiệu thai nghén, tình hình sức khỏe hiện tại, các dấu hiệu bất thường và hỏi tiền sử bệnh tật trước đó…
  • Mang thai 3 tháng giữa: Lúc này, mẹ sẽ được bác sĩ hỏi han về hiện tượng thai máy, về những thay đổi hay những dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như được hỏi về tình hình phát triển cân nặng của mẹ và những loại thuốc mẹ đang sử dụng…
  • Mang thai 3 tháng cuối: Giai đoạn này, ở những lần khám thai, bác sĩ sẽ hỏi mẹ về thai máy, tình hình sức khỏe của mẹ và hỏi xem có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào hay không…

Bước 2: Khám tổng quát cho thai phụ

Sau khi hỏi thăm các thông tin cơ bản ở bước một, mẹ bầu sẽ được thăm khám toàn thân. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp của mẹ… Sau khi đo khám, bác sĩ sẽ xem xét tình hình coi mẹ có dấu hiệu bất thường nào không, có tăng cân quá nhanh hoặc tăng quá chậm hay không để từ đó tư vấn chế độ ăn uống, vận động hợp lý để có cân nặng phù hợp và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Bước 3: Khám thai phụ – Sản khoa

Trong 9 bước khám thai thì đây là bước quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua. Khám sản khoa giúp bác sĩ chẩn đoán được những thông tin cần thiết từ mẹ và bé như kiểm tra xem mẹ có vết sẹo mổ cũ không, đo chiều cao tử cung, nghe nhịp tim thai…

Bên cạnh đó, việc khám sản khoa còn giúp phát hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh.

Bước 4: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho thai nhi

Tùy vào thời điểm khám thai bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm thích hợp. Các mốc quan trọng để làm xét nghiệm cho thai nhi là thai nhi 11-14 tuần tuổi, thai 22-23 tuần tuổi và thai 31-32 tuần tuổi.

Các xét nghiệm được thực hiện trong khám thai gồm xét nghiệm thử protein niệu, đường máu… Những xét nghiệm này giúp phát hiện bất thường của thai nhi về nhiễm sắc thể hoặc những dị tật bẩm sinh nếu có.

Bước 5: Bác sĩ tư vấn tìm ngừa bệnh cần thiết hoặc uốn ván

Uốn ván là căn bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, khi mang thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm phòng uốn ván để vừa bảo vệ mẹ vừa bảo vệ thai nhi trong bụng. Việc tiêm phòng như thế nào, tiêm vào thời điểm nào mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thai phụ cần được tư vấn tiêm ngừa uốn ván và một số loại bệnh khác.

Bước 6: Kê đơn thuốc hậu khám thai

Khi mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều hơn các loại chất dinh dưỡng để có thể đáp ứng nhu cầu của mẹ và cung cấp đủ cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn uống bình thường, nhất là những mẹ bầu ốm nghén nặng thì không thể cung cấp đủ dinh dưỡng.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bổ sung thêm các loại thuốc bổ, khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, acid folic. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người thì nhu cầu bổ sung sẽ khám nhau. Quan khám thai, bác sĩ sẽ nắm bắt được và chỉ định liều lượng phù hợp.

Bước 7: Chỉ dẫn thai phụ cách tự vệ sinh cơ thể

Trong bước khám thai này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh cơ thể để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Ví dụ như:

  • Cách vệ sinh tuyến vú tốt nhất.
  • Cách vệ sinh vùng kín .
  • Cách sử dụng trang phục phù hợp.
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Bước 8: Cập nhật bản quản lý thai kỳ

Đây là bước quan trọng và không được bỏ sót trong 9 bước khám thai. Bởi vì những ghi chép thông tin sẽ giúp bác sĩ nắm bắt và theo dõi được tình hình sức khỏe của mẹ cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.

Đồng thời, thông qua những thông tin của các lần khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để có được sức khỏe tốt nhất chờ đón ngày con yêu chào đời. Nếu mẹ có bất cứ triệu chứng bất thường nào trong suốt thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ đưa ra phương pháp xử trí kịp thời.

Bước 9: Báo kế quả và hẹn lịch tái khám thai

Đây là bước cuối cùng trong 9 bước khám thai. Sau khi hoàn tất các bước ở trên, bác sĩ sẽ thông báo kết quả khám cho mẹ bầu. Đồng thời thông báo tình hình sức khỏe hiện tại của cả hai mẹ con. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Nếu mọi thứ ổn định, bác sĩ sẽ hẹn mẹ lịch khám lại vào lần sau để mẹ chủ động sắp xếp thời gian, công việc.

Báo cáo kết quả khám thai và hẹn lịch tái khám chính là bước cuối cùng.

Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Hiện nay, việc khám thai đã trở nên vô cùng đơn giản và phổ biến. Đó là nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những tiến bộ của y học. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý. Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Đến 2 – 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Mốc thời gian được đánh dấu khi người phụ nữ bị chậm kinh khoảng 3 tuần, không nên đi khám quá sớm vừa ảnh hưởng đến thai nhi vừa không phát hiện được những dấu hiệu của thai.

Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khi đi khám thai lần đầu, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khám thai lần đầu cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế có uy tín. Như vậy các bước thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
  • Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân. Liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để có thể nhận được sự giải đáp từ phía bác sĩ.
  • Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai. Nhờ đó bác sĩ siêu âm quan sát thai nhi dễ dàng hơn.
  • Cần giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên. Đó lẽ là cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.

Lần đầu khám thai, mẹ khám những gì?

Phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về quy trình khám trong lần đầu tiên để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như chắc chắn về độ chính xác của kết quả khám.

  • Chẩn đoán có thai hay không: Khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ xác định có đúng bạn có thai hay không; tình trạng thai nhi như thế nào. Tránh việc trì hoãn vì nếu bạn mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi: Bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ. Cũng như các thói quen hằng ngày, những hoạt động tốt/xấu cho thai nhi. Tiểu sử bệnh tật của gia đình (đột biến gen, bệnh di truyền,..); tiểu sử bệnh tật và tiền sử thai sản của người mẹ. Điển hình như đã mang thai bao giờ chưa, có thực hiện thủ thuật thai sản gì hay không,… Tìm hiểu công việc của người mẹ để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất đối với quá trình mang thai.
  • Tiến hành đo tử cung: Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Việc này sẽ được lặp lại trong những lần khám tiếp theo. Nhờ đó bác sĩ có thể đưa ra các dự đoán về thời gian sinh của bạn.

Nguồn: hongngochospital.vn