9 bệnh da liễu phổ biến ở thai phụ nên biết và phòng tránh

9 bệnh da liễu phổ biến ở thai phụ nên biết và phòng tránh

Các mẹ bầu rất dễ bị mắc bệnh da liễu trong quá trình mang thai. Nếu bạn mắc phải 9 bệnh được nêu trong bài viết này thì hãy an tâm. Bởi khi mang thai, bên trong cơ thể phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi. Các nội tiết tố thay đổi, thai nhi phát triển sẽ dẫn đến các vấn đề da liễu. Ngoài việc mất thẩm mỹ, gây cảm giác khó chịu thì một số bệnh sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu mẹ bầu mắc phải bệnh da liễu nằm ngoài những cái tên được liệt kê trong bài viết này thì nên cẩn thận.

Nhằm giúp các mẹ bầu an tâm, nhận biết các dấu hiệu sức khỏe bất ổn; ở những thông tin tiếp theo sẽ đưa ra 9 căn bệnh ngoài da thường gặp ở thai phụ. Hãy cùng GAZ.VN tìm hiểu xem đó là các bệnh nào nhé!

Nổi mề đay – Bệnh da liễu gây khó chịu nhưng không tác động xấu

Nổi mề đay là bệnh da liễu cực kỳ phổ biến ở các thai phụ. Bệnh thường xuất hiện vào 3 tháng trước khi sinh. Những vết ngứa, sưng tấy có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Chủ yếu mẹ bầu sẽ bị nổi mề đay ở những vùng da bị rạn. Mặc dù mề đay không nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác hết sức khó chịu. Thậm chí có thể tác động xấu đến tâm lý, tinh thần của các thai phụ.

Nổi mề đay là bệnh da liễu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Các vết mề đay thường có màu đỏ, hỏi phù nề và ngứa. Ban đầu chúng xuất hiện ở vùng rạn da sau đó lan sang các vùng khác như lưng, cánh tay… Căn bệnh này gây ngứa ngáy rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Để điều trị bệnh lý này, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý mua về bôi mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Nổi sẩn, ngứa nang lông – Bệnh da liễu phổ biến ở thai phụ

Căn bệnh ngoài da này rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Nó thường xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ, ở một số vùng như vai, cánh tay, ngực, bụng… Biểu hiện của sẩn ngứa nang lông là các nốt đỏ nhỏ, không có mủ và rất ngứa.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì bệnh lý này có thể tự biến mất sau 2 – 3 tuần xuất hiện và nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của hai mẹ con.

Bệnh da liễu Pemphigoid

Biểu hiện của căn bệnh ngoài da này là gây ngứa dữ dội rồi sau đó xuất hiện những mảng cứng ở quanh rốn. Vài tuần sau đó, những mảng cứng này lan ra các vùng khác như cánh tay, bàn tay, bàn chân và xuất hiện mụn nước ở quanh bờ.

Bệnh tuy gây ngứa rất khó chịu nhưng thật may là không để lại sẹo (trừ khi bội nhiễm). Tuy nhiên căn bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bé sinh ra có thể bị phát ban, mẩn ngứa nên mẹ bầu không được chủ quan.

Viêm da cơ địa

Không phải chỉ phụ nữ mang thai mới bị viêm da cơ địa mà bệnh này có tính chất dai dẳng, kéo dài, có thể gây ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi mang bầu, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nên bệnh sẽ biểu hiện ra và biểu hiện rõ ràng hơn.

Nguyên nhân là do khi mang thai hormone thay đổi gây rối loạn nội tiết và khiến cho các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát. Ngoài ra, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai yếu hơn bình thường nên sẽ tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng và bệnh về da bùng phát.

Trong thai kỳ, phụ nữ sẽ có nguye cơ bị mắc viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa có các biểu hiện như xuất hiện các vết hồng ban trên ngực, má, khuỷu tay… Trên bề mặt các vùng da tổn thương lại có nhiều mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy. Những vùng da này thường có dấu hiệu phù nề, trợt loét sau đó khô lại và thâm nhiễm.

Bông da dạng Herpes – Bệnh da liễu thai phụ nên đề phòng

Đây là một dạng của bệnh vảy nến thể mủ với biểu hiện là sự xuất hiện những mảng đỏ có nhiều nốt mụn mủ nhỏ li ti, sau đó lan rộng ra xung quanh. Thông thường, chúng chỉ lan khắp thân mình và các chi, hiếm khi lan lên mặt hay ở bàn tay, bàn chân.

Bệnh chốc dạng Herpes thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài những nốt mụn mủ, mẹ bầu bị chốc Herpes còn kèm theo một số triệu chứng như sốt, rét, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi… Một số thai phụ còn bị hạ canxi, albumin trong máu.

Bệnh chốc dạng Herpes khá nguy hiểm. Thai phụ mắc bệnh này có nguy cơ sinh non, thai chết lưu. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, thai phụ nên đi khám ở cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hiệu quả.

Giãn tĩnh mạch (Nứt da)

Đây là hiện tượng những đường tĩnh mạch nhỏ xuất hiện ở chân, mặt. Ngoài ra các khu vực khác cũng có thể bị rạn da. Nguyên nhân là do thay đổi lượng hormone trong thai kỳ và sự gia tăng vận chuyển máu. Những tác nhân này sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, khiến các mạch máu dưới da sưng nhẹ. Mạch máu phình to hơn bình thường và nổi lên trên bề mặt của da. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ với chị em nhưng nó vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh.

Mụn trứng cá

Hầu hết phụ nữ đều bị mọc mụn trứng cá trong thời gian mang thai và thường mọc ở mặt, lưng và ngực. Nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố gây ra, trong đó có thể do dùng thuốc tránh thai. Nội tiết tố đã có phần thay đổi trước khi bạn quyết định có thai trở lại. Nếu có quá nhiều mụn và gây phát ban chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ. Các chuyên gia sẽ tư vấn và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Rạn da

Theo các chuyên gia thai sản, có đến gần 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai. Các vết rạn nhiều nhất là ở bụng vì trong suốt thai kỳ phải thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, ngực, đùi, mông cũng bị rạn nhưng ít hơn bụng. Những vết rạn da là do các sợi đàn hồi collagen và elastin không đáp ứng kịp thời việc tăng kích thước của cơ thể. Điển hình nhất là vùng bụng và mông. Thế nên xảy ra tình trạng đứt, gãy các mô liên kết của da. Hậu quả là để lại những vết sẹo màu trắng hoặc nâu.

Ứ mật trong gan

Bệnh lý này không có quá nhiều thai phụ mắc phải. Nó thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Ứ mật ở gan gây ra nhiều phiến toái cho các mẹ bầu.

Biểu hiện của bệnh là gây cảm giác ngứa cho thai phụ, ngứa từ lòng bàn tay, bàn chân. Triệu chứng sẽ dần lan sang các vùng khác của cơ thể. Trên các vết ngứa còn xuất hiện những ban đỏ. Bệnh khiến mẹ bầu cảm thấy:

  • Khó chịu.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Nước tiểu thẫm.
  • Và nguy hiểm hơn là gây sinh non, thai chết lưu.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do sự rối loạn bài tiết mật gây ứ đọng muối mật trong gan, axit mật tăng dẫn đến lắng đọng trong da và gây ngứa dữ dội. Do đó, khi bị bệnh mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ tiết mật bình thường và hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Thai phụ bị ngứa ngoài da có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng bị ngứa khi mang thai là không nguy hiểm và cũng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu bị ngứa thường cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ khi thai nhi phát triển nhanh về mặt kích thước, hoặc bị ngứa trong thai kỳ lúc thời tiết nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng, ngứa khiến mẹ bầu gãi và trầy xước trên da nên có thể gây mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên bà bầu có thể yên tâm rằng các cơn ngứa này không kéo dài và thường chấm dứt sau khi sinh. Trong trường hợp bị ngứa khi mang thai đi kèm với những bất thường hoặc triệu chứng khác, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kiểm tra sức khỏe.

Trên đây là 9 bệnh ngoài da mẹ bầu thường mắc phải. Mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để phân biệt được từng bệnh và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhằm mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Nguồn: hongngochospital.vn